Địa lí tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 8 – Bài 24: Vùng biển Việt Nam giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

    (trang 88 sgk Địa Lí 8): – Em hãy tìm hiểu trên hình 24.1:

    – Vị trí các eo biển và các vịnh nên trên?

    – Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích là bao nhiêu km2, tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào?

    Trả lời:

    – Tìm trên hình 24.1 vị trí các eo biển: Ma-lắc-ta, Gas-pa, Ca-li-man-ta, Ba-la-bắc, Min-đô-rô, Ba-si, Đài Loan, Quỳnh Châu; các vịnh biển, vịnh thái Lan, Vịnh Bắc Bộ.

    – Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, tiếp giáp vùng biển của các nước Trung Quốc, Ca-pi-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-go-po, In-đô-nê-xi-a,Bru nây, Phi-lip-pin.

    (trang 89 sgk Địa Lí 8): – Quan sát hình 24.2, em hãy cho biết nhiệt độ nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào?

    Trả lời:

    – Nhiệt độ nước biển tầng mặt tháng 7 cao hơn tháng 1; biên độ nhiệt tháng 1 và tháng 7 nhỏ (tháng 1 có biên độ nhiệt cao hơn tháng 7).

    – Vào tháng 1, nhiệt độ nước biển tầng mặt tăng dần từ phía bắc vào phía nam.

    – Vào tháng 7, nhiệt độ nước biển tầng mặt ở vùng biển phía bắc và phía nam nhiệt độ nước biển tầng mặt lại tăng dần từ bờ ta ngoài khơi.

    (trang 89 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 24.3, em hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như thế nào?

    Trả lời:

     Dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính: dòng biển mùa đông chảy theo hướng đông bắc, dòng biển mùa hạ chảy theo hướng tây nam.

    (trang 90 sgk Địa Lí 8): – Em hãy cho biết một số tài nguyên của vùng biển nước ta. Chúng là cơ sở cho những nền kinh tế nào?

    Trả lời:

    – Khoáng sản: dầu khí, khoáng sản, phi kim loại, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng.

    – Hải sản: cá, tôm, cua, rong biển… là cơ sở cho ngành khai thác hải sản.

    – Mặt nước: cơ sở cho ngành giao thông trên biển.

    – Bờ biển: các bãi biển đẹp, vũng, vịnh kín gió là cơ sở để phát triển ngành du lịch, xây dựng hải cảng.

    (trang 90 sgk Địa Lí 8): – Em cho biết một số thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta?

    Trả lời:

     Thiên tai thường gặp ở nước ta là bão, lụt, sạt lở bờ biền.

    (trang 90 sgk Địa Lí 8): – Muốn khái thác bền lâu và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần làm gì?

    Trả lời:

     Cần phải có kế hoạch khai thác và bảo vệ tốt hơn.

    Bài 1 (trang 91 sgk Địa Lí 8): Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển?

    Lời giải:

    – Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ.

    – Chế độ gió: trên biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam.

    – Chế độ mưa: lương mưa trên biểu đạt 1100 – 1300 mm/năm.

    Bài 2 (trang 91 sgk Địa Lí 8): Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?

    Lời giải:

    – Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô…), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh…thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển đảo, giao thông vận tải biển…

    – Khó khăn: Thiên tai vùng biển thường dữ dội và khó lường trước như bão, lụt, sạt lở đường biển,… gây thiệt hại kinh tế lớn cho người dân biển; khó có thể khai thác các tài nguyên khoáng sản.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1151

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống