Địa lí tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 8 – Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Giải Bài Tập Lịch Sử 8 Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

    (trang 93 sgk Địa Lí 8): – Dựa trên hình 25.1, em hãy cho biết vào giai đoạn Tiền Cambri đã có những mảng nền nào?

    Trả lời:

     Vào giai đoạn Tiên Cambi đã có những nên tảng: Việt Bắc, Trường Sơn Bắc, Đông Nam Bộ.

    (trang 93 sgk Địa Lí 8): – Tìm trên hình 25.1 các mảnh hình thành giai đoạn Cổ sinh và Trung sinh?

    Trả lời:

    – Các mảng hình thành giai đoạn cổ sinh: Đông Bắc, Trường Sa Bắc, Đông Nam Bộ.

    – Các mảng hình thành vào giai đoạn trung sinh: Sông Đà.

    (trang 93 sgk Địa Lí 8): – Sự hình thành các bể than cho biết khí hậu và thực vật nước ta vào giai đoạn này như thế nào?

    Trả lời:

     Các mỏ than lớn ở nước ta tuổi Trung sinh. Chúng cho biết khi hậu đó rất nóng ẩm, rừng cây phát triển mạnh mẽ. Các loài thực vật hóa than cho biết thực vật thống trị lúc đó là các họ xương xỉ và cây hạt trần.

    (trang 94 sgk Địa Lí 8): – Em hãy cho biết một số trấn động đất khá mạnh xảy xa những năm gần đây tại khu vực Điện Biên, Lai Châu chứng tỏ điều gì?

    Trả lời:

     Chứng tỏ sự hoạt động của Tân kiến tạo còn tiếp tực diễn ra ở nước ta.

    Bài 1 (trang 95 sgk Địa Lí 8): Trình bày sự phát triển của tự nhiên nước ta?

    Lời giải:

    Lịch sử phát triển tự nhiên của Việt Nam có thể chia là ba giai đoạn lớn:

    – Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):

      + Cách ngày này ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.

      + Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kun Tom, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu-Hoạt.

      + Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít oxi.

    – Giai đoạn Cổ kiến tạo (phát triển, ổn định, mở rộng lãnh thổ):

      + Cách ngày nay ít nhất 65 triệu năm.

      + Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki-mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.

      + Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.

      + Xuất hiện các khối núi đá vô và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.

      + Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.

    – Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện đại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):

      + Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.

      + Nâng cao địa hình, núi, sông trẻ lại.

      + Hình thành các cao nguyên ba dan và đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bề mặt dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.

      + Sinh vật biển phát triển phong phú và hoàn thiên, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

    Bài 2 (trang 95 sgk Địa Lí 8): Nêu ý nghĩa của đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay?

    Lời giải:

    – Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại.

    – Xuất hiên các cao nguyên ba dan, núi lửa.

    – Sụt lún tại các vùng đồng bằng phù sa trẻ.

    – Mở rộng biển Đông.

    – Góp phần hình thành các khoáng sản: dầu khí, boxit, than bùn…

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1148

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống