Địa lí tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 8 – Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

    (trang 101 sgk Địa Lí 8): – Hãy tìm trên hình 28.1 đỉnh Phan-xi-păng và đỉnh Ngọc Linh (2598m)?

    Trả lời:

      Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên hình 28.1 để tìm đỉnh Phan-xi-păng trên dãy hoàng Liên Sơn, đỉnh NGọc Linh trên dãy Trường Sơn Nam.

    (trang 101 sgk Địa Lí 8): – Em hãy tìm trên hình 28.1 một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta?

    Trả lời:

      Một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta: Hoàng Sơn, Bạch Mã, một số nhánh núi từ dãy Trường Sơn Nam đâm ra biển, nơi có đèo Mù Công, dèo Cả…

    (trang 102 sgk Địa Lí 8): – Em hãy tìm trên hình 28.1 các vùng núi cao, các cao nguyên bad an, các đồng bằng trẻ, phạm vị thềm lục địa. Nhận xét về sự phân bố và hướng nghiêng của chúng?

    Trả lời:

    – Vùng núi cao: Hoàng Liên Sơn.

    – Các cao nguyên ba dan: Đắk Lắk , Play Ku, Kon Tum, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh.

    – Các đồng bằng trẻ: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đông bằng Duyên hải miền Trung.

    – Phạm vi thềm lục đia: mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ, thu hẹo ở miền Trung.

    – Nhận xét: địa hình núi ở nước ta có hai hương chủ yến ở phía tây bác – đông nam và vòng cung. Núi, cao nguyên phân bố chủ yến ở phía tây lãnh thổ, đồng bằng phân bố chủ yếu ở phía đông.

    (trang 102 sgk Địa Lí 8): – Em hãy cho biết tên một số hang động nổi tiếng ở nước ta?

    Trả lời:

      Một số hang động nổi tiếng ở nước ta: Phong Nha (Quảng Bình), Tam Thanh (Lạng Sơn), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình)…

    (trang 102 sgk Địa Lí 8): – Em hãy cho biết khi rừng bị chặt phá thì mưa lũ gây ra hiện tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì?

    Trả lời:

    – Khi rừng bị chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng: xói mòn đất, đất trượt, núi lở, lũ bùn, lũ đá.

    – Lợi ích của việc bảo vệ rừng: bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, bảo vệ sự đa dạng sinh vật…

    Bài 1 (trang 103 sgk Địa Lí 8): Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?

    Lời giải:

    – Đồi núi là bộ phận quan trong nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.

      + Đồi núi chếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000m chỉ chiềm 1% diện tích cả nước.

      + Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng Duyên hải miền trung nước ta.

    – Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên vào tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

      + Vận động Hi-ma-lay-a trong giai đoạn tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa…Địa hình thấp dần từ nội địa tới biển, trùng với hướng tây bắc – đông nam.

      + Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc – đông nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.

    – Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác đọng mạnh mẽ của con người.

      + Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ.

      + Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn. Đặc biệt là hiện tượng nước hòa tan đá vôi tạo nên địa hình các tơ nhiệt đới độc đáo với nhiều hang động lớn.

      + Các dạng địa hình nhận tạo xuất hiện ngày càng nhiều (các công trình kiến trúc thủ đô, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch, hồ chứa nước…).

    Bài 2 (trang 103 sgk Địa Lí 8): Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yến nào?

    Lời giải:

    Địa hình nước ta hình thành và biến đổi chủ yếu do các nhân tố:

    – Hoạt đông kiến tạo.

    – Ngoại lực, nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

    – Hoạt động của con người

    Bài 3 (trang 103 sgk Địa Lí 8): Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào?

    – Địa hình các tơ.

    – Địa hình cao nguyên ba dan.

    – Địa hình đồng bằng phù sa mới.

    – Địa hình đê sông, đê biển

    Lời giải:

    – Địa hình các tơ nhiệt đới:

      + Địa hình này ở nước ta chiếm 50000km2, bằng 1/6 lãnh thổ đất liền. Trong nước mưa có nhiều thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá:

         CaCO3 + H2CO3 → Ca(HCO3)2

      + Sự hòa tan đá vôi ở nhiệt độ vùng nhiệt đới như nước xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình các tơ ở nước ta có đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hoạt động có những hình thù kì lạ.

    – Địa hình cao nguyên ba dan:

      Các cao nguyên ba dan ở Việt Nam hình thành vào đại Tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy. Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ… Tổng diện tích ba dan tới hơn 20000km2.

    – Địa hình đồng bằng phù sa mới.

      Ở Việt Nam, các đồng bằng này nguyên là những vùng sụt lún vào đại Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới. Lớp trầm tích phù sa có thể dày từ 5000 – 6000m. Tổng diện tích các đồng bằng là 70000km2. Trong đó lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long 40000km2. Các đồng bằng còn đang phát triển, mở rộng ra biển hàng trăm hecta mỗi năm.

    – Địa hình đê sông, đê biển:

      + Đê sông được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng, sông Thái Bình,… để chống lụt. Hệ thống đê dài trên 2700km đã ngăn đồng bằng thành các ô trũng nằm thấp hơn mực nước sông vào mùa lũ từ 3 đến 7m.

      + Đê biển được xây dựng dọc ven biển Thái Bình, Nam Định… để ngăn mặn, chống xâm thực của thủy chiều…

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1030

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống