Địa lí tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 8 – Bài 38: Đặc điểm đất Việt Nam giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

    (trang 126 sgk Địa Lí 8): – Em hãy đọc tên các loại đất ghi ở hình 36.1?

    Trả lời:

    – Núi, đồi:

       + Đất mùn núi cao trên các loại đá.

       + Đất feralit đỏ và đồi núi thấp trên các loại đá.

    – Đồng bằng sông Mã:

       + Đất bồi tụ phù sa (trong đê).

       + Đất bãi ven sông (ngoài đê).

    – Ven biển: đất mặn ven biển.

    (trang 127 sgk Địa Lí 8): – Muốn hạn chế hiện tượng đất trong xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải làm gì?

    Trả lời:

    Muốn hạn chế hiện tượng đất xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải bảo vệ rừng và trồng rừng để phủ xanh đất nước đồi trọc.

    (trang 127 sgk Địa Lí 8): – Quan sát hình 36.2, em hãy cho biết đất ba dan và đất đá vôi phân bố chủ yếu ở những vùng nào?

    Trả lời:

    – Đất ba dan: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

    – Đất đá vôi: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ.

    Bài 1 (trang 129 sgk Địa Lí 8): So sánh nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng?

    Lời giải:

    Nhóm đất Đặc tính Phân bố Giá trị sử dụng
    Đất feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên) Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Có màu đỏ, vàng do nhiều hợp chất sắt, nhôm. Các miền đồi núi thấp ( đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ, đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ…). Trồng cây công nghiệp.
    Đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên) Xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.
    Đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên) Nhìn chung rất phì nhiêu tười xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt… Ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu, đất chua, mặn, phèn ở các vùng Tây Nam Bộ…) Được sử dụng trong nông nghiệp để trông lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả…

    Bài 2 (trang 129 sgk Địa Lí 8): Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét.

    a) Đất feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên.

    b) Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên.

    c) Đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên.

    Lời giải:

    – Vẽ biểu đồ:

    – Nhận xét: Trong ba nhóm đất chính của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là đất feralit đồi núi thấp (65%), tiếp theo là đất phù sa (24%) và sau đó là đất mùn núi cao (11%).

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 907

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống