Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Bài Tập Địa Lí 8 – Bài 9: Khu vực Tây Nam Á giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
(trang 29 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 9.1, em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á:
– Tiếp giáp với vịnh, biển, các khu vực châu lục nào?
– Nằm trong khoảng vĩ độ nào?
Trả lời:
– Tây Nam Á tiếp giáp vịnh Pec-xích, biển A-rap, biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và khu vực Nam Á, Trung Á.
– Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: khoảng từ 12oB – 42oB; kinh tuyến: 26oĐ – 73oĐ.
(trang 30 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 9.1, em hãy cho biết các miền địa từ đông bắc xuống tây nam của khu vực Tây Nam Á.
Trả lời:
– Phía đông bắc: các dãy núi cao, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I – ran.
– Phía tây nam: sơn nguyên A-rap.
– Ở giữa: Đồng bằng Lưỡng Hà.
(trang 30 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 9.1 và hình 2.1, em hãy kể tên các đới và các kiểu khí hậu của Tây Nam Á.
Trả lời:
– Đới khí hậu cận nhiệt: kiểu cận nhiệt địa trung hải, kiểu cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao.
– Đới khí hậu nhiệt đới: kiểu nhiệt đới khô.
(trang 31 sgk Địa Lí 8): – Quan sát 9.3, em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á bao gồm các quốc gia nào? Kể tên các quốc gia có diện tích lớn nhất và quốc gia có diện tích nhỏ nhất.
Trả lời:
– Các quốc gia ở khu vực Tây Nam Á: Gru-di-a, A-dec-bai-gian, Ác-mê-ni-a, Thổ Nhĩ Kì, Síp, Li-băng, X-ri, I-xra-en, Pa-le-xtin, Giooc-đa-ni, I-rắc, I-ran, Cô-oét, A-rập Xê-ut, Ba-ranh, Ca-ta, Ô-man, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Y-ê-men, Áp-ga-ni-xtan.
– Quốc gia có diện tích lớn nhất là A-rập thống nhất.
– Quốc gia có diện tích nhỏ nhất là Ba-ranh.
(trang 31 sgk Địa Lí 8): – Dựa trên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát triển các nghành kinh tế nào? Vì sao lại phát triển các ngành đó?
Trả lời:
– Nông nghiệp: trông lúa mì, chà là… tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà do có đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào; chăn nuôi du mục do khí hậu khô nóng, thảo nguyên khô, hoang mạc, bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
– Thương mại phát triển do kinh tế phát triển, mức sống được nâng lên, dân cư phần lớn tập trung vào các đô thị…
(trang 31 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 9.4, cho biết Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến các khu vực nào?
Trả lời:
Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến các khu vực: Bắc Mĩ, châu Âu, Nhật Bản, châu Đại Dương.
Bài 1 (trang 32 sgk Địa Lí 8): Tây Nam Á có đặc điểm vị trí địa lí như thế nào?
Lời giải:
– Vị trí địa lí:
+ Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: khoảng từ 12oB-42o0 B; kinh tuyến 26oĐ-73oĐ.
+ Tiếp giáp vịnh Pec-xích, biển A-rap, biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và khu vực Nam Á, Trung Á.
– Đặc điểm vị trí địa lí:
+ Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới và cận nhiệt đới, được bao nhiêu bọc bởi một số biển và vịnh biển.
+ Vị trị nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á, Âu, Phi.
Bài (trang 32 sgk Địa Lí 8): Các đạng địa hình chủ yếu của Tây Nam Á phân bố như thế nào?
Lời giải:
– Các dãy núi cao, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I-ran tập trung ở phía đông bắc.
– Phía Tây Nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A- rap.
– Đồng bằng Lưỡng Hà màu mỡ nằm ở giữa hai khu vực trên.
Bài 3 (trang 32 sgk Địa Lí 8): Những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực?
Lời giải:
– Địa hình: nhiều núi và cao nguyên.
– Khí hậu: khô hạn và nóng.
– Sông ngòi: kém phát triển.
– Cảnh quan: thảo nguyên khô, hoang mạc, bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
– Do nguồn dầu mỏ phong phú, lại có vị trí chiến lược quan trọng nên nơi đây luôn xảy ra những cuộc chanh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.
– Chính trị không ổn định.