XI: Châu Á

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 8 – Bài 14: Đông Nam Á – đất liền và hải đảo giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 14 trang 47: Quan sát hình 1.2 và hình 14.1, em hãy xác định vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á.

    Trả lời:

    – Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.

    – Đông Nam Á gồm phần đất liền và hải đảo.

    – Nằm hoàn toàn trong đới khí hậu nhiệt đới.

    – Là cầu nối giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, giữa châu Á và châu Úc.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 14 trang 47: Quan sát hình 15.1, cho biết:

    – Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của khu vực thuộc nước nào ở Đông Nam Á?

    – Đông Nam Á là “cầu nối” giữa hai đại dương và hai châu lục nào?

    Trả lời:

    – Điểm cực Bắc thuộc Mi-an-ma.

    – Điểm cực Nam thuộc In-đô-nê-si-a.

    – Điểm cực Tây thuộc Mi-an-ma.

    – Điểm cực Đông thuộc In-đô-nê-si-a.

    – Đông Nam Á là cầu nối giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, giữa châu Á và châu Đại Dương.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 14 trang 47: Dựa vào hình 14.1 nhận xét sự phân bố các núi, cao nguyên và đồng bằng ở phần đất liền và đảo của khu vực Đông Nam Á.

    Trả lời:

    – Phần đất liền: các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam và hướng bắc nam bao bọc những khối cao nguyên thấp, đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu sông và ven biển.

    – Phần hải đảo: chủ yếu là đồi núi và núi lửa; các đồng bằng ven biển nhỏ hẹp bị cắt xẻ mạnh.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 14 trang 48: Quan sát hình 14.1, nêu các hướng gió ở Đông Nam Á vào mùa hạ và mùa đông.

    Trả lời:

    – Mùa hạ: Gió thổi từ áp cao bán cầu nam qua xích đạo đổi hướng đông nam gây mưa ẩm.

    – Mùa đông: Gió thổi từ áp cao Xi – bia theo hướng đông bắc xuống vùng xích đạo có tinh chất khô và lạnh.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 14 trang 49: Nhận xét biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai địa điểm tại hình 14.2, cho biết chúng thuộc đới, kiểu khí hậu nào? Tìm vị trí các địa điểm đó trên hình 14.1.

    Trả lời:

    – Pa-đăng: Nhiệt độ trung bình năm trên 250C, biên độ nhiệt rất nhỏ, lượng mưa lớn, mưa đều quanh năm. Địa điểm này thuộc kiểu khí hậu xích đạo ẩm và thuộc In-đô-nê-si-a.

    – Y-an-gun: Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, biên độ nhiệt năm lớn. Lượng mưa tập trung vào mùa hè. Địa điểm này thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và thuộc Mi-an-ma.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 14 trang 49: Xác định vị trí năm sông lớn trên hình 14.1: nơi bắt nguồn, hướng chảy của sông; các biển, vịnh nơi nước sông đổ vào.

    Trả lời:

    – Các sông lớn là: Sông Hồng, sông Mê Công, sông Mê Nam, sông Xa-lu-en, sông I-ra-oa-đi.

    – Các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía bắc và Trung Quốc.

    – Hướng chảy: bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.

    – Sông Hồng và sông Mê Công đổ vào Biển Đông, sông Mê Nam đổ vào vịnh Thái Lan, sông Xa-lu-en, I-ra-oa-đi đổ vào biển An-đa-man.

    Bài 1 trang 50 Địa Lí 8: Quan sát hình 14.1, trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này.

    Trả lời:

    – Địa hình Đông Nam Á chủ yếu là đồi núi, các dãy núi có hướng tây bắc-đông nam hoặc bắc nam bao quanh các khối cao nguyên thấp, địa hình bị chia cắt mạnh bởi các thung lũng sâu và rộng.

    – Các đồng bằng phù sa châu thổ rộng lớn ở hạ lưu sông và ven biển.

    – Ở hải đảo có nhiều núi lửa.

    – Các đồng bằng châu thổ rộng lớn là vùng trồng lúa nước, tập trung dân cư và kinh tế phát triển.

    Bài 2 trang 50 Địa Lí 8: Nêu đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa đông. Vì sao chúng lại có đặc điểm khác nhau như vậy?

    Trả lời:

    – Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ áp cao bán cầu nam thổi theo hướng tây nam, vượt qua xích đạo đổi hướng đông nam mang theo hơi nóng ẩm, nhiều mưa.

    – Gió mùa mùa đông: xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi theo hướng đông bắc về xích đạo với tính chất khô lạnh.

    – Hai loại gió mùa có tính chất khác nhau bởi chúng có nguồn gốc xuất phát khác nhau, hướng thổi khác nhau.

    Bài 3 trang 50 Địa Lí 8: Quan sát hình 14.1 và hình 15.1, cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào, đổ vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông Mê Công thay đổi theo mùa?

    Trả lời:

    – Sông Mê Công chảy qua 6 nước: Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam.

    – Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam và đổ ra Biển Đông.

    – Chế độ nước sông thay đổi theo mùa bởi phần lớn sông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chế độ nước phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của khu vực.

    Bài 4 trang 50 Địa Lí 8: Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích lớn ở Đông Nam Á?

    Trả lời:

    Cảnh quan rừng phụ thuộc vào khí hậu. Ở Đông Nam Á khí hậu chủ yếu là nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích lớn.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1133

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống