XI: Châu Á

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 8 – Bài 18: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 16 trang 54: Dựa vào bảng 16.2, hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong giai đoạn 1990 – 1996; 1998 – 2000 và so sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (mức tăng GDP bình quân của thế giới trong thập niên 90 là 3%)?

    Trả lời:

    – Giai đoạn 1990-1996:

    + Các nước có tốc độ tăng trưởng khá đều qua các năm: Ma-lai-xi-a, Philippin, Việt Nam.

    + Các nước có tốc độ tăng không đều: In-đô-nê-si-a, Thái Lan, Xin-ga-po.

    – Giai đoạn 1998-2000: tốc độ tăng trưởng các nước đều có xu hướng đi lên và cao hơn so với mức tăng chung của thế giới.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 16 trang 55: Dựa vào bảng 16.2, cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia giảm như thế nào?

    Trả lời:

    – Cam-pu-chia: Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng.

    – Lào: Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm, ngành công nghiệp tăng và ngành dịch vụ không thay đổi.

    – Phi-lip-pin: Tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp đều giảm, ngành dịch vụ tăng.

    – Thái Lan: Tỉ trọng nông nghiệp giảm, ngành công nghiệp tăng và ngành dịch vụ tăng nhẹ.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 16 trang 56: Dựa vào hình 16.1 và kiến thức đã học, em hãy:

    – Nhận xét sự phân bố của cây lương thực, cây công nghiệp.

    – Nhận xét sự phân bố của các ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm.

    Trả lời:

    – Sự phân bố cây lương thực và cây công nghiệp:

    + Cây lương thực, hoa màu phân bố ở các đồng bằng châu thổ, ven biển ở hầu hết các quốc gia.

    + Cây công nghiệp tập trung trên các cao nguyên, vùng đồi trung du.

    – Sự phân bố các ngành công nghiệp:

    + Luyện kim ở Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan, In-đô-nê-si-a.

    + Chế tạo máy và công nghiệp thực phẩm có ở hầu hết các nước.

    + Công nghiệp hóa chất phân bố chủ yếu ở In-đô-nê-si-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Thái Lan và Việt Nam.

    Bài 1 trang 57 Địa Lí 8: Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc?

    Trả lời:

    – Các nước chủ yếu sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu sẵn có.

    – Thế mạnh chủ yếu dựa vào nguyên liệu và lao động, là những thế mạnh sẽ giảm dần trong tương lai.

    – Do khủng hoảng tiền tệ năm 1997-1998 nhiều nước có tăng trưởng âm.

    – Sự phát triển bền vững chưa triệt để trong vấn đề môi trường.

    Bài 2 trang 57 Địa Lí 8: Dựa vào bảng 16.3, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và của châu Á so với thế giới. Vì sao khu vực này lại có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó?

    Trả lời:

    Biểu đồ thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và của châu Á so với thế giới năm 2000

    – Ở châu Á có thể sản xuất được nhiều nông sản bởi có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.

    Bài 3 trang 57 Địa Lí 8: Quan sát hình 16.1, cho biết khu vực Đông Nam Á có các ngành công nghiệp chủ yếu nào? Phân bố ở đâu?

    Trả lời:

    – Luyện kim: Mi-an-ma, Philippin, Việt Nam.

    – Chế tạo máy: Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Thái Lan.

    – Hóa chất, lọc dầu: Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây.

    – Thực phẩm: phân bố hầu hết các nước.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1037

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống