Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Bài Tập Địa Lí 8 – Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 41 trang 140: Dựa trên hình 41.1 , xác định vị trí và giới hạn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Trả lời:
Miền bắc và Đông bắc Bắc bộ bao gồm khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu vực đồng bằng Bắc bộ, tiếp liền với khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam (Trung Quốc).
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 41 trang 140: Hãy xác định trên hình 41.1 :
– Các sơn nguyên đá vôi Hà Giang, Cao Bằng.
– Các dãy núi cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
– Đồng bằng sông Hồng.
– Vùng quần đảo Hạ Long – Quảng Ninh.
Trả lời:
Học sinh dựa vào kí hiệu bản đồ và kênh chữ để xác định vị trí trên hình 41.1.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 41 trang 141: Quan sát lát cắt địa lí hình dưới đây và nhận xét về hướng nghiêng của địa hình Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Trả lời:
Địa hình Miền bắc và Đông bắc Bắc bộ có hướng nghiêng Tây Bắc – Đông Nam.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 41 trang 142: Quan sát hình 41.1 xác định các hệ thống sông lớn và cho biết hướng chảy của chúng.
Trả lời:
– Hệ thống sông Hồng chảy hướng tây bắc – đông nam.
– Hệ thống sông Thái Bình có hướng vòng cung và tây bắc – đông nam.
– Hệ thống sông Kì Cùng – Bằng Giang: hướng tây bắc – đông nam.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 41 trang 142: Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã làm gì? Việc đó đã làm biến đổi địa hình ở đây như thế nào ?
Trả lời:
– Để phòng chống lụt bão ở đồng bằng sông Hồng:
+ Đắp đê hai bên bờ sông.
+ Phân lũ, tiêu lũ qua các sông nhánh và ô trũng.
+ Xây dựng hồ chứa nước.
+ Trồng rừng đầu nguồn.
+ Nạo vét dòng sông.
– Việc đắp đê hai bên sông đã làm giảm lượng phù sa bồi đắp hàng năm cho đồng bằng, khiến cho đất trong đê kém màu mỡ, bạc màu.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 41 trang 142: Chúng ta phải làm thế nào để giữ cho môi trường ở nơi đây được trong sạch, kinh tế phát triển bền vững?
Trả lời:
– Nâng cao ý thức con người, tự rác bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.
– Trồng cây gây rừng để hạn chế thiên tai.
– Có kế hoạch khai thác tài nguyên hợp lý.
– Đầu tư và chú ý đến đời sống kinh tế của các đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới.
Bài 1 trang 143 Địa Lí 8: Vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ?
Trả lời:
– Miền bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt gió mùa đông bắc từ phía bắc tràn xuống.
– Vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến, á nhiệt đới Hoa Nam.
– Địa hình gồm nhiều cánh cung mở rộng tạo điều kiện cho không khí lạnh lấn sâu vào Bắc Bộ.
Bài 2 trang 143 Địa Lí 8: Chứng minh rằng miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có tài nguyên phong phú, đa dạng. Nêu một số việc cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong miền.
Trả lời:
– Chứng minh:
+ Giàu khoáng sản nhất cả nước: than đá, apatit, quặng sắt, thiếc, vônfram, thủy ngân, đá vôi, đất sét,…
+ Tập trung trữ lượng thủy điện nhiều nhất nước ta trên hệ thống sông Hồng.
+ Nhiều cảnh quan đẹp, nổi tiếng: Vịnh Hạ Long, VQG Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo,…
– Một số việc cần làm để bảo vệ môi trường:
+ Có kế hoạch kahi thác tài nguyên hợp lý.
+ Khai thác cần đi đôi với bảo vệ rừng, biển.
+ Trồng cây gây rừng.
Bài 3 trang 143 Địa Lí 8: Vẽ biểu đồ khí hậu ba trạm : Hà Giang, Lạng Sơn, Hà Nội theo các số liệu sau đây. Tính nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa năm của các trạm đã cho.
Trả lời:
– Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện nhiệt độ lượng mưa ở Hà Giang, Lạng Sơn và Hà Nội.
– Tính nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa năm của các trạm:
+ Trạm Hà Giang: nhiệt độ trung bình năm là 22,5oC, tổng lượng mưa là 2362mm.
+ Trạm Lạng Sơn: nhiệt độ trung bình năm là 21,3oC, tổng lượng mưa năm là 1400mm.
+ Trạm Hà Nội: Nhiệt độ trung bình năm là 23,5oC, tổng lượng mưa năm là 1676mm.