Địa Lí Dân Cư

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 5: Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999 giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Bài 1: Quan sát tháp tuổi dân số năm 1989 và năm 1999.

Hãy phân tích và so sánh hai tháp dân số về các mặt:

– Hình dạng của tháp

– Cơ cấu dân số theo độ tuổi

– Tỉ lệ dân số phụ thuộc

Lời giải:

– Hình dạng của tháp: cả hai tháp đều có đáy rộng, đỉnh nhọn nhưng chân của đáy ở nhóm 0 – 4 tuổi của năm 1999 đã thu hẹp hơn so với năm 1989.

– Cơ cấu dân số theo độ tuổi:

      + Năm 1989: nhóm tuổi 0 – 14 : 39%, nhóm tuổi : 15 -59: 53,8%, nhóm tuổi trên 60 : 7,2 % . Năm 1999: nhóm tuổi 0 – 14 : 33,5 %, nhóm tuổi : 15 -59: 58,4 %, nhóm tuổi trên 60 : 8,1 %

      + Tuổi dưới và trong độ tuổi lao động đều cao nhưng độ tuổi dưới lao động năm 1999 nhỏ hơn năm 1989. Độ tuổi lao động và ngoài lao động năm 1999 cao hơn năm 1989.

– Tỉ lệ dân số phụ thuộc còn cao (năm 1989 : 85,8%, năm 1999: 71,2%)

(tỉ lệ phụ thuộc : tỉ số giữa người chưa đến độ tuổi lao động, số người quá tuổi lao động với những người đang trong độ tuổi lao động của dân cư một vùng, một nước).

Bài 2: Từ những phân tích và so sánh trên, nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.

Lời giải:

Từ năm 1989 đến năm 1999, cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi ở nước ta có sự thay đổi.

– Nhóm tuổi 0 – 14 giảm, từ 39% năm 1989 xuống còn 33, 5% năm 1999 (giảm 5, 5%), do thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

– Nhóm tuổi 15 – 59 tăng, từ 53,8% năm 1989 lên 58,4% năm 1999 (tăng 4,6%) , do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

– Nhóm tuổi trên 60 tăng, từ 7,2% năm 1989 lên 8,1% năm 1999 (tăng 0,9%) , do chất lượng cuộc sống được cải thiện; những tiến bộ của ngành y tế …

Bài 3: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội? Chúng ta cần phải có những biện pháp nào để từng bước khắc phục những khó khăn này?

Lời giải:

– Thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội:

      + Thuận lợi: Do có cơ cấu dân số trẻ, nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, trợ lực cho phát triển kinh tế …

      + Khó khăn: gây sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm, tài nguyên, môi trường, giáo dục, ý tế …

– Biện pháp:

      + Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

      + Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các ngành, các vùng.

      + Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở đô thị, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

      + Tăng cường đầu tư giáo dục – đào tạo cho lớp trẻ để nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1068

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống