Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- Giải Địa Lí Lớp 9
- Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 9
- Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 9
- Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 9
- Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 9
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 9
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 9
Giải Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 7 trang 24: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, hãy trình bày đặc điểm khí hậu ở nước ta.
Trả lời:
– Khí hậu nhiệt đới gio mùa với nguồn nhiệt cao, độ ẩm lớn
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC.
+ Lượng mưa trung bình năm: 1500mm-2000mm. mưa tập trung theo mùa
+ Độ ẩm cao trên 80%
– Khí hậu chia làm 2 mùa:
+ miền bắc: mùa nóng và mùa lạnh
+ miền nam: mùa mưa và mùa khô.
– Khí hậu thay đổi từ bắc vào nam, từ đông sang tây, theo độ cao.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 7 trang 25: Kể tên một số loại rau quả đặc trưng theo mùa hoạc tiêu biểu theo địa phương.
Trả lời:
– vào mùa đông ở miền Bắc có: xà lách, su hào, xúp lơ, bắp cải,…
– Các loại rau quả đặc trưng cho địa phương: nhãn lồng Hưng Yên, Bưởi Đoan Hùng, Cam Cao Phong- Hòa Bình, Vải- Bắc Giang,….
Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 7 trang 25: Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
Trả lời:
Khí hậu nước ta mưa nhiều nhưng lại tập trung theo mùa nên các công trình thủy lợi có vai trò rất quan trọng trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta, giúp cung cấp nước về mùa khô, tiêu và thoát nước về mùa mưa.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 7 trang 26: Kể tên một số cơ sở vật chất- kĩ thuât trong nông nghiệp để minh họa rõ hơn sơ đồ trên.
Trả lời:
Tên một số cơ sở vật chất- kĩ thuật trong nông nghiệp: Hệ thuống kênh mương thủy lợi, các trung tâm giống vật nuôi cây trồng, các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, các trung tâm dịch vụ giống bảo vệ thực vật, các máy móc như máy cày, bừa, …
Bài 1 trang 27 Địa Lí 9: Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta.
Trả lời:
Những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta
– Tài nguyên đất: đa dạng gồn 2 nhóm chủ yếu là đất feralit thích hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm và đất phù sa thích hợp trồng cây lương thực, rau đậu và cây công nghiệp ngắn ngày.
– Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gio mùa với nguồn nhiệt cao, độ ẩm lớn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi. Khí hậu thay đổi từ bắc vào nam làm cho cơ cấu mùa vụ của các vùng có sự khác nhau, ở miền bắc có thể trồng các cây vụ đông.
– Tài nguyên nước phong phú, cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp.
– Tài nguyên sinh vật phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các cây trồng, vật nuôi; nguồn lợi thủy hải sản phong phú,…
Bài 2 trang 27 Địa Lí 9: Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
Trả lời:
Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp:
– Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
– Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản.
– Thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, có thể xâm nhập vào thị trường khó tính như EU.
– Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh với quy mô lớn.
– Nhờ sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến, ngành nông nghiệp nước ta trở thành ngành sản xuất hàng hoá.
Bài 3 trang 27 Địa Lí 9: Cho những ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đối với tình hình sản xuất nông sản ở địa phương em.
Trả lời:
Thị trường có vai trò trong điều tiết sản xuất nông nghiệp, giúp thúc đẩy quy mô mở rộng sản xuất, ngược lại những tác động tiêu cự từ phía tị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp:
Ví dụ:
– Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu cá tra, cá ba sa sang các thị trường trong và ngoài nước, nhờ thị trường này càng mở rộng nên diện tích nuôi trồng cá tra cá bas a của vùng tăng lên rât nhanh. Tuy nhiên những yêu cầu về nhu cầu chất lượng ở các thị trường khó tính như Nhật Bản, Eu cũng ảnh hưởng lớn đến đến việc sản xuất cá tra, cá ba sa của vùng.