Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 10 – Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Giải Bài Tập Lịch Sử 10 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Bài 1 trang 59 GDCD 10: Em hãy cho biết: Vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử?
Trả lời:
Nói con người là chủ thể của lịch sử vì:
– Thứ nhất, con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình
+ Con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, làm phong phú giới tự nhiên theo mục đích của mình.
+ Khác với thế giới loài vật sống bản năng và dựa vào những điều kiện sẵn có, con người hoạt động lao động sản xuất đưa xã hội phát triển từ thấp đến cao; không còn lệ thuộc vào tự nhiên, tách mình ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội bắt đầu.
– Thứ hai, con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội
+ Để tồn tại và phát triển, con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống mình và xã hội.
+ Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người, đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển.
+ Con người còn sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội
– Thứ ba, con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.
+ Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội.
+ Biểu hiện cụ thể là các cuộc đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội.
Bài 2 trang 59 GDCD 10: Hăng-ri Đuy-năng (1828 – 1910) là nhà nghiên cứu văn học người Thụy Sĩ. Năm 31 tuổi, ông được chứng kiến cảnh khoảng 40 ngàn người vừa chết, vừa bị thương nằm la liệt khắp nơi trong cuộc chiến đấu giữa quân đội Pháp – I-ta-li-a, ở Xôn-phê-ri-ô (I-ta-li-a), ông đã đến những xóm làng gần đó tổ chức những đội cứu thương. Bất chấp nguy hiểm, Đuy-năng đã cùng nhiều người khác băng bó cho những người bị thương và đưa họ đến nơi an toàn.
Ba năm sau, ông đã viết cuốn Kỉ niệm về Xôn-phê-ri-ô để lên án chiến tranh, kêu gọi thành lập một tổ chức quốc tế giúp đỡ những người bị thương. Ít lâu sau, một hội nghị quốc tế họp ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) đã tán thành sáng kiến cuả Đuy-năng và Hội Chữ thập đỏ quốc tế được ra đời.
Hỏi:
a. Vận dụng kiến thức đã học về con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, hãy cho biết nhận xét của em về thông tin trên.
b. Em có thể học tập được điều gì ở Đuy-năng?
Trả lời:
a. Qua thông tin trên, ta thấy: Cần nên án chiến tranh phi nghĩa đã hủy hoại quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc của con người. Cần thành lập các tổ chức cứu trợ nhằm giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của con người, kêu gọi ủng hộ hòa bình thế giới.
b. Ta có thể học được tính dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, gian khó của Đuy-năng để bảo vệ cho quyền sống của con người.
Bài 3 trang 60 GDCD 10: Hãy điều tra thực tế ở địa phương em về việc thực hiện một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta vì mục tiêu phát triển toàn diện con người (ví dụ: Việc thực hiện chính sách định canh định cư, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với người tàn tật, cô đơn, chính sách đối với giáo dục,…) Sau đó, viết một báo cáo thu hoạch ngắn về cuộc điều tra đó.
Trả lời:
Thực hiện một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta vì mục tiêu phát triển toàn diện con người, địa phương em có những hoạt động thực tế như sau:
– Xây nhà tình nghĩa với người già neo đơn, người có công với quê hương, đất nước
– Trao quà, trợ cấp, học bổng cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn, với con em thương binh, liệt sĩ có kết quả học tập tốt; miễn giảm học phí cho con em gia đình khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt. + Khen thưởng và trao học bổng cho những học sinh, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc tại địa phương và dòng họ.
– Chính sách hỗ trợ việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khăn, những người tàn tật.
Bài 4 trang 60 GDCD 10: Trong cuộc sống hàng ngày có một số người lười lao động nhưng lại thường xuyên cầu khấn thần linh phù hộ cho họ có nhiều tiền, sống sung sướng.
Dựa vào kiến thức con người là chủ thể của lịch sử, em có thể nói với họ điều gì?
Trả lời:
– Con người có giàu có được hay không là do chính bản thân mình cố gắng làm việc tích lũy và phấn đấu. Phải luôn cố gắng làm việc,tránh lười biếng, ỷ lại mới có cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc.
– Bên cạnh đó, cần phải chi tiêu hợp lý, không tiêu sài hoang phí.
– Mặt khác, ta cũng phải thường xuyên học hỏi, sáng tạo ra cái mới, để có cơ hội thăng tiến, phát triển hơn.