Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 11 – Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Bài 1 trang 90 GDCD 11: Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?
Trả lời:
Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là:
– Một là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân.
– Hai là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
– Ba là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác – Lê-nin làm nền tảng tinh thần của xã hội.
– Bốn là, dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của nhân dân lao động.
– Năm là, dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.
Bài 2 trang 90 GDCD 11: Em hãy nêu những nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Trả lời:
– Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế:
+ Thực hiện quyền làm chủ của công dân đối với tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó làm chủ quá trình quản lí sản xuất và phân phối sản phẩm.
+ Biểu hiện của quyền làm chủ về kinh tế ở nước ta hiện nay là chính sách kinh tế nhiều thành phần.
+ Trong lĩnh vực kinh tế, cùng với quyền tự do kinh doanh, công dân còn có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.
– Dân chủ trong lĩnh vực chính trị
:
+ Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội.
+ Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương;
+ Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân;
+ Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí;
+ Ngoài ra dân chủ trong chính trị còn được thể hiện ở quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo… của công dân.
– Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa:
+ Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa;
+ Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của chính mình;
+ Quyền được sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật;
– Dân chủ trong lĩnh vực xã hội:
+ Quyền lao động;
+ Quyền bình đẳng nam nữ;
+ Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội;
+ Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe;
+ Quyền được bảo đảm vệ mặt vật chất và tinh thần khi không có khả năng lao động;
+ Quyền bình đảng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội.
+ Bên cạnh đó, công dân còn có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào xã hội ở địa phương, trường học.
Bài 3 trang 90 GDCD 11: Theo em, dân chủ và tập trung, dân chủ và tự do, dân chủ và pháp luật có mâu thuẫn với nhau không? Tại sao?
Trả lời:
– Không mâu thuẫn với nhau.
– Dân chủ là được làm những gì mà pháp luật không cấm, tất cả quyền dân chủ được ghi rõ trong hiến pháp và pháp luật được soạn thảo do toàn dân thông qua.
– Dân chủ, tự do và pháp luật để tạo sự phát triển ổn định và an toàn xã hội.
Bài 4 trang 90 GDCD 11: Em hãy phân biệt dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Cho ví dụ minh họa?
Trả lời:
– Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng nhà nước.
+ Hạn chế: Bị phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người dân
– Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, đất nước.
+ Ưu điểm: Khả năng bao quát rộng từ cấp địa phương tới trung ương.
+ Hạn chế: Đôi khi phụ thuộc vào khả năng người đại diện.
Bài 5 trang 90 GDCD 11: Hãy nêu những ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết.
Trả lời:
Thể hiện dân chủ:
+ Được tham gia bầu cử (công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên).
+ Trước khi ban hành hiến pháp và pháp luật thì nhà nước thực hiện trưng cầu dân ý qua các cơ quan, đoàn thể…
+ Hình thức phê bình, tự phê bình của các cơ quan, đoàn thể…
Thể hiện không dân chủ:
+ Tự ý xây sửa các công trình văn hóa tâm linh tại đại phương mà không họp xin ý kiến nhân dân.
+ Quá trình bầu cử hoặc bổ nhiệm chưa đúng quy trình, thiếu công khai, minh bạch.
Bài 6 trang 90 GDCD 11: Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ?
Trả lời:
+ Thực hiện tốt nếp sống có kỉ luật với bản thân, văn minh trong gia đình, văn hoá nơi công cộng.
+ Chấp hành tốt nội quy của nhà trường.
+ Thực hiện tốt quyền dân chủ của mình, tôn trọng quyền dân chủ của người khác.
+ Đấu tranh, phê phán những thói hư tật xấu, những tiêu cực, vi phạm quyền dân chủ của người khác.
+ Luôn lắng nghe ý kiến đồng thời bày tỏ ý kiến trong những cuộc thảo luận.