Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 11 – Bài 15: Chính sách đối ngoại giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Bài 1 trang 118 GDCD 11: Trình bày vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại.
Trả lời:
– Vai trò của chính sách đối ngoại:
+ Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới;
+ Góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.
– Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại:
+ Giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
+ Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Bài 2 trang 118 GDCD 11: Em hãy phân tích những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
– Một, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác.
+ Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế.
+ Làm thất bại những hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ nước ta.
– Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
+ Nước ta phải tôn trọng quyền của các nước và đòi hỏi các nước tôn trọng quyền bình đẳng của Việt Nam.
+ Đồng thời, các nước tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, hợp tác cùng có lợi.
Bài 3 trang 118 GDCD 11: Trình bày những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước ta.
Trả lời:
– Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên lĩnh vực khác.
– Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới, mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền.
– Phát triển công tác đối ngoại nhân dân.
– Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người.
– Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.
Bài 4 trang 118 GDCD 11: Em nhận thức như thế nào về chính sách đối ngoại và cần làm gì để thực hiện chính sách đối ngoại?
Trả lời:
– Chính sách đối ngoại là một trong những hoạt động quan trọng nhằm giữ gìn, phát triển và bảo vệ tổ quốc, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
– Để góp phần vào việc thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, mỗi công dân cần phải:
+ Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
+ Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
+ Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối ngoại như rèn luyện nghề, nâng cao trình độ văn hóa và ngoại ngữ…
+ Khi quan hệ với các đối tác nước ngoài cần thể hiện ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, có thái độ hữu nghị, đoàn kết, lịch sự, tế nhị.
Bài 5 trang 118 GDCD 11: Em hãy cho biết: Hiện nay, nước ta có quan hệ với bao nhiêu nước trên thế giới? Nêu một số tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực mà nước ta có quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực mà em biết?
Trả lời:
– Nước ta hiện nay có quan hệ ngoại giao với 185 nước trên thế giới, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại các châu lục.
– Một số tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực mà nước ta có quan hệ hợp tác là:
+ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
+ Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
+ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
Bài 6 trang 118 GDCD 11: Hãy nêu một số thành tựu nổi bật về ngoại giao của nước ta trong những năm vừa qua.
Trả lời:
– Một số thành tựu nổi bật năm 2016 -2017:
+ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có các chuyến thăm chính thức đến các quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản.
+ Đón tiếp lãnh đạo của nhiều nước như Tổng Bí thư – chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nga Medvedev, thủ tướng Anh David Cameron.
+ Kí văn kiện lịch sử tuyên bố hình thành cộng đồng ASEAN 2015 từ ngày 31/12/2015
+ Tổ chức thành công Hội đồng liên Nghị viện thế giới IPU 132
+ Tiếp tục cử sĩ quan tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
+ Kí kết hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình DƯơng TPP, hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu
+ Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đón Bằng công nhận Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ 2
+ Trò chơi kéo co cùng Hàn Quốc, Campuchia, Philippines được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
+ Trúng cử vào Hội đồng Chấp hành UNESCO, nhiệm kì 2015 – 2019
+ Tổ chức thành công nhiều Tuần văn hóa Việt Nam ở các nước và nhiều sự kiện văn hóa – du lịch tổ chức thành công ở Việt Nam.