Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 12 – Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Bài 1 trang 117 GDCD 12: Em hiểu thế nào là điều ước quốc tế? Tại sao các nước lại cùng nhau kí kết điều ước quốc tế?
Trả lời:
– Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thỏa thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế.
– Các nước cùng nhau kí kết điều ước quốc tế xuất phát từ lợi ích của mỗi nước, của tất cả các nước trong khu vực và của cả cộng đồng quốc tế.
Bài 2 trang 117 GDCD 12: Tại sao nói điều ước quốc tế là công cụ hữu hiệu nhất trong quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia?
Trả lời:
– Nội dung của điều ước quốc tế là các quy định về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia, là cơ sở pháp lí để thực hiện hợp tác quốc tế có hiệu quả.
– Nôi dung của các điều ước quốc tế xác định rõ mục tiêu hợp tác của các quốc gia trong mỗi lĩnh vực, được thể hiện ở mỗi điều khoản cụ thể.
Bài 3 trang 117 GDCD 12: Qua hiểu biết của mình về điều ước quốc tế, theo em, Việt Nam đã và đang góp phần tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người như thế nào?
Trả lời:
– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người.
– Ngày 20/2/1990, Việt Nam phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Từ đó, Nhà nước ta đã tiến hành hàng loạt hoạt động cụ thể để thực hiện công ước: 1990 ban hành Luật Phổ cập giáo dục tiểu học, 1991 ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Bài 4 trang 117 GDCD 12: Tại sao nói Việt Nam đã và đang tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới?
Trả lời:
– Thứ nhất, chúng ta đã giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển, đưa các mối quan hệ đối ngoại quan trọng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.
– Thứ hai, công tác đối ngoại đã đóng góp tích cực và việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
– Thứ ba, công tác đối ngoại đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ giữ vững chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Bài 5 trang 117 GDCD 12: Việt Nam đã kí kết và tham gia các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế như thế nào?
Trả lời:
– Về quan hệ hợp tác song phương:
+ Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường.
– Về hợp tác đa phương và khu vực:
+ Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới.
+ Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
+ Việt Nam chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996.
+ Năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).
+ Năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
+ Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007…
Bài 6 trang 117 GDCD 12: Theo em, nếu chỉ kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị mà không có các điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế thì có đủ điều kiện để phát triển đất nước trong bối cảnh quốc tế hiện nay không? Tại sao?
Trả lời:
– Sẽ không đủ điều kiện phát triển vì nếu không có sự ổn định, vững mạnh về kinh tế sẽ rất khó phát triển và hội nhập sâu rộng các lĩnh vực khác.