Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6
Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội
Trả lời Gợi ý Bài 10 trang 24 sgk GDCD 6
a) Qua truyện trên, em thấy Trương Quế Chi suy nghĩ, mơ ước những gì ?
Trả lời:
Qua câu chuyện, em thấy Trương Quế Chi ước mơ trở thành nhà báo.
Trương Quế Chi suy nghĩ: Muốn trở thành nhà báo cần phải giỏi văn, phải viết hay, viết nhiều, phải có cảm xúc với cuộc sống, với thiên nhiên đất nước.
b) Bạn Trương Quế Chi đã làm như thế nào để thực hiện ước mơ đó ?
Trả lời:
– Trương Quế Chi đã cố gắng học thật giỏi;
– Tập viết văn, làm thơ, quan sát;
– Tập dịch thơ, dịch truyện từ tiếng Pháp ra tiếng Việt, tập làm thơ tiếng Pháp;
– Vẽ tranh;
– Tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động xã hội;
– Tham gia “Câu lạc bộ thơ”, “Câu lạc bộ hài hước”;
– Giúp đỡ gia đình…
c) Em học tập được gì ở bạn Trương Quế Chi ?
Trả lời:
– Qua câu truyện Điều ước của Trương Quế Chi em thấy mỗi người cần xác định mục tiêu phấn đấu, rèn luyện và ước mơ lí tưởng của mình.
– Phải biết tự giác, chủ động, tích cực trong học tập, trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
– Có ý chí và quyết tâm cao để thực hiện được ước mơ lí tưởng của mình.
– Những ước mơ đã trở thành động cơ của những hành động tự giác, tích cực của Trương Quế Chi đáng để chúng ta học tập và noi theo.
a) Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng các biểu hiện tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội :
a) Tích cực tham gia dọn vệ sinh nơi công cộng | |
b) Tham gia hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của trường. | |
c) Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai. | |
d) Tham gia các câu lạc bộ học tập. | |
đ) Là thành viên Hội Chữ thập đỏ. | |
e) Nhận chăm sóc cây hoa nơi công cộng. | |
g) Tự giác tham gia các hoạt động của lớp. | |
h) Trời mưa không đến sinh hoạt Đội. | |
i) Tham gia phụ trách Sao Nhi đồng. | |
k) ớ nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp. | |
l) Đi thăm thầy, cô giáo cũ với các bạn cùng lớp. |
Trả lời:
Đánh dấu X vào ô trống tương ứng với các câu: a, b, c, d, đ, e, g, i, l
b) Tuấn rủ Phương đi xem đá bóng để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không đi vì muốn ngủ. Tuấn phải đi rủ các bạn khác.
Em có nhận xét gì về việc làm của Tuấn và sự từ chối của Phương ?
Trả lời:
– Việc làm của Tuấn thể hiện Tuấn là người có ý thức tập thể, đi cổ vũ cho đội bóng của trường là thể hiện tinh thần đồng đội, tinh thần tập thế và đó cũng là trách nhiệm của mọi người để động viên đội bóng của trường.
– Việc Phương từ chối chứng tỏ Phương là người không có ý thức tập thể, chỉ biết nghĩ về mình. Việc làm của Phương đáng chê trách.
c) Em hãy nêu những biểu hiện của việc tham gia tích cực hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
Trả lời:
– Tham gia phong trào văn nghệ, thể dục thể thao của trường.
– Tham gia hoạt động Sao Nhi đồng ở trường tiểu học.
– Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt.
– Tham gia vệ sinh đường phố
d) Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
Trả lời:
Những biểu hiện của tính tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội:
– Cùng các bạn chặt tre, chuẩn bị cổng trại, cắm trại;
– Sau giờ học chăm sóc vườn cây thí nghiệm của trường;
– Tiết kiệm tiền ăn quà sáng ủng hộ đồng bào lũ lụt;
– Đóng góp áo quần ấm ủng hộ đồng bào miền núi
đ) Em hãy sưu tầm những tấm gương học sinh thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
Trả lời:
Học sinh tự sưu tầm những tấm gương học sinh thể hiện tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ở trường lớp, khu vực sinh sống mà em biết.