Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6
Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 3: Tiết kiệm giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Bài 3: Tiết kiệm
Trả lời Gợi ý Bài 3 trang 8 sgk GDCD 6
a) Qua truyện trên, em thấy Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền ? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì ?
Trả lời:
Thảo từ chối khi mẹ đề nghị thưởng tiền để Thảo đi chơi với các bạn, vì Thảo thương mẹ, hiểu sự khó khăn của gia đình nhà nghèo, mẹ phải tần tảo vất vả nuôi 3 chị em Thảo, Thảo hiểu và thông cảm cho mẹ nên không đòi hỏi gì.
Việc làm của Thảo thể hiện đức tính tiết kiệm.
b) Em hãy phân tích diễn biến trong suy nghĩ và hành vi của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo. Từ đó, em cho biết ý kiến của mình về hai nhân vật trong truyện trên.
Trả lời:
+ Trước khi đến nhà Thảo: Hà vô tư nhận tiền thưởng của mẹ đưa cho không một chút suy nghĩ gì.
+ Sau khi đến nhà Thảo: Qua những gì Thảo nói với mẹ, Hà đã ân hận vì việc làm của mình. Hà càng thương mẹ mình nhiều hơn.
Hà và Thảo cả hai đều học giỏi, đạt kết quả cao trong học tập. Thảo đại diện cho các bạn nhỏ lao động chăm chỉ để kiếm tiền phụ giúp gia đình và để có tiền ăn học.
Hà là đại diện cho các bạn có những đòi hỏi vượt quá khả năng gia đình mình. Song Hà đã sớm nhận khuyết điểm của mình và quyết tâm sữa chữa để thành người con hiếu thảo.
a) Hãy đánh dấu X vào các ô trống tương ứng với thành ngữ, da dao, tục ngữ nói về tiết kiệm
a) Năng nhặt, chặt bị. | |
b) Cơm thừa, gạo thiếu. | |
c) Góp gió thành bão. | |
d) Của bền tại người. | |
e) Vung tay quá trán. | |
g) Kiếm củi ba năm thiêu một giờ. | |
h) Ăn phải dành, có phải kiệm. | |
i) Tích tiểu thành đại. | |
k) Ăn chắc mặc bền. |
Trả lời:
Đánh dấu X vào các câu: a, c, d, h, i, k
b) Tìm những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm. Hậu quả của những hành vi đó trong cuộc sống như thế nào ?
Trả lời:
– Tiêu xài hoang phí tiền bạc của cha mẹ, tiền bạc của Nhà nước.
– Làm thất thoát tài sản, tiền của Nhà nước.
– Tham ô, tham nhũng.
– Các công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng.
– Không tiết kiệm thời gian, la cà các hàng quán, bớt xén thời gian làm việc tư..
– Hoang phí sức khỏe vào những cuộc vui vô bổ.
c) Sắp đến ngày ôn thi học kì, em dự định sắp xếp thời gian trong ngày như thế nào cho hợp lí và có nhiều thời gian dành cho ôn tập ?
Trả lời:
Học sinh tự sắp xếp thời gian phù hợp.