Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6
Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 4: Lễ độ giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Bài 4: Lễ độ
Trả lời Gợi ý Bài 4 trang 10 sgk GDCD 6
a) Em hãy kể lại những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà.
Trả lời:
Trước hết, Thuỷ giới thiệu khách với bà nội, sau đó:
– Thuỷ nhanh nhẹn kéo ghế mời khách ngồi.
– Thuỷ đi pha trà.
– Thuỷ rót nước mời bà, mời khách (đưa bằng hai tay).
– Thuỷ xin phép bà ngồi nói chuyện với khách.
– Thuỷ giới thiệu về bố, mẹ mình cho khách.
– Thuỷ vui vẻ kể lại chuyện học hành, hoạt động Đoàn, Đội ở lớp, ở trường.
– Thuỷ tiễn khách và hẹn gặp lại.
b) Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Thuỷ trong truyện ?
Trả lời:
– Thuỷ nhanh nhẹn, khéo léo, lịch sự khi tiếp khách.
– Thuỷ biết tôn trọng bà và khách.
– Thuỷ đã làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp.
c) Cách cư xử ấy biểu hiện đức tính gì ?
Trả lời:
Những hành vi, việc làm của Thuỷ thể hiện Thuỷ là một học sinh ngoan, lễ phép.
a) Hãy đánh dấu X vào cột trống mà em cho là thích hợp :
Hành vi, thái độ | Có lễ độ | Thiếu lễ độ |
1. Đi xin phép, về chào hỏi | ||
2. Nói leo trong giờ học | ||
3. Gọi dạ, bảo vâng | ||
4. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người | ||
5. Nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già… trên xe ô tô | ||
6. Kính thầy, yêu bạn | ||
7. Nói trống không | ||
8. Ngắt lời người khác |
Trả lời:
Hành vi, thái độ | Có lễ độ | Thiếu lễ độ |
1. Đi xin phép, về chào hỏi | X | |
2. Nói leo trong giờ học | X | |
3. Gọi dạ, bảo vâng | X | |
4. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người | X | |
5. Nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già… trên xe ô tô | X | |
6. Kính thầy, yêu bạn | X | |
7. Nói trống không | X | |
8. Ngắt lời người khác | X |
b) Bạn Thanh có mẹ là giám đốc doanh nghiệp. Một hôm đi học về, Thanh rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khoá. Khi đi qua cổng, chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi : “Cháu muốn gặp ai ?”. Bạn Thanh dừng lại và trả lời : “Cháu vào chỗ mẹ cháu ! Thế chú không biết cháu à ?”
– Theo em, tại sao chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy ?
– Em có nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh ?
– Nếu em là Thanh thì em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ ?
Trả lời:
– Chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy là vì:
Bạn Thanh vào cổng, không chào hỏi và không xin phép chú bảo vệ để vào cổng cơ quan
– Cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh là thiếu lễ phép, nói cộc lốc khi người lớn hỏi với thái độ ngông nghêng, coi thường chú bảo vệ.
– Nếu em là Thanh, khi vào cổng em sẽ xuống xe chào chú bảo vệ, sau đó giới thiệu mình, nêu lí do mình đến cơ quan tìm mẹ và xin phép chú bảo vệ cho mình được vào gặp mẹ.
c) Em hiểu thế nào là : “Tiên học lễ, hậu học văn” ?
Trả lời:
Chữ “lễ” ở đây theo nghĩa rộng là đạo đức, học đạo làm người trước rồi mới học kiến thức văn hóa, kiến thức khoa học sau.