Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 1: Tôn trọng lẽ phải giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Trả lời Gợi ý Bài 1 trang 4 sgk GDCD 8
a) Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên ?
Trả lời:
Hành động của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích chứng tỏ ông là một con người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái.
b) Theo em, trong những trường hợp trên, hành động như thế nào được coi là đúng đắn, phù hợp ? Vì sao ?
Trả lời:
Để có cách xử sự đúng đắn, phù hợp trong những trường hợp trên, đòi hỏi mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà còn cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái.
Bài 1 (trang 4 sgk Giáo dục công dân 8): Em lựa chọn cách giải quyết nào trong trường hợp sau đây và giải thích vì sao ?
Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ :
a) Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác ;
b) Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo ;
c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo ;
d) Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
Lời giải:
Em lựa chọn cách giải quyết:
(c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.
Bởi vì: khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý hay chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng em phải bảo vệ ý kiên đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng.
Bài 2 (trang 5 sgk Giáo dục công dân 8): Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây, vì sao ?
a) Bỏ qua như khônrg biết đến khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường ;
b) Xa lánh, không chơi với bạn ;
c) Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc phải khuyết điểm đó nữa.
Lời giải:
Em lựa chọn phương án (c). Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.
Bởi vì: Nếu bạn thân mắc khuyết điểm em chỉ rõ cái sai của bạn, khuyên bạn nhận ra cái sai để khắc phục sửa chữa và lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa, chính là em đã hành động đúng, không bao che dung túng những thiếu sót của bạn, đó là em đã giúp đỡ bạn một cách chân tình thẳng thắn, là em đã tôn trọng lẽ phải, giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.
Bài 3 (trang 5 sgk Giáo dục công dân 8): Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải ?
a) Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập ;
b) Chỉ làm những việc mà mình thích ;
c) Phê phán những việc làm sai trái ;
d) Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình ;
đ) Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai ;
e) Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải ;
g) Bực tức và phê phán gay gắt những người không có cùng quan điểm với mình.
Lời giải:
Theo em, hành vi (a), (c), (e) biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.
Bài 4 (trang 5 sgk Giáo dục công dân 8): Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phái mà em biết.
Lời giải:
Em hãy kể một vài việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em được nghe từ bố mẹ, hay đọc được từ trọng sách báo.
Bài 5 (trang 5 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải.
Lời giải:
– Thật vàng, không sợ lửa.
– Nói phải củ cải cũng nghe.
Danh ngôn
“Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận”
Bài 6 (trang 5 sgk Giáo dục công dân 8): Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải ?
Lời giải:
– Phải có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
– Phải phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.
– Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
– Phải sống trung thực, thật thà và tôn trọng người khác.
– Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.