Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 10: Tự lập giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

    Trả lời Gợi ý Bài 10 trang 26 sgk GDCD 8

    a) Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện trên ?

    Trả lời:

    Qua câu chuyện về Bác Hồ em thấy Bác Hồ là một người yêu nước nồng nàn. Bác đã thể hiện phẩm chất không sợ khó khăn, gian khổ có lòng tự tin vào bản thân và có ý chí tự lập cao

    Qua câu chuyện về Bác Hồ đã để lại cho chúng ta bài học về ý chí vươn lên trong cuộc sống, trong học tập, không ngại khó, ngại khổ, phải tự tin và phải có ý chí tự lập, tự rèn để thành công trong học tập, trong cuộc sống.

    b) Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay không ?

    Trả lời:

    Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước, mặc dù với hai bàn tay không, bởi vì:

    – Bác Hồ là người có lòng yêu nước;

    – Bác Hồ có lòng quyết tâm cao với sự hăng hái nhiệt huyết của tuổi trẻ, với lòng tự tin vào chính sức lực của mình;

    – Bác Hồ là người có tính tự lập, tự lo liệu, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác, dám đương đầu với khó khăn gian khổ;

    – Vì thế Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay trắng.

    c) Em hiểu thế nào là tự lập ?

    Trả lời:

    Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

    d) Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội ?

    Trả lời:

    – Người có tính tự lập thường thành công hơn trong cuộc sống.

    – Họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.

    Bài 1 (trang 26 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hằng ngày.

    Lời giải:

    – Tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc đi xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ.

    – Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu.

    – Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp, không để cha mẹ nhắc nhở hoặc chuẩn bị giúp cho.

    – Ở nhà tự giác học tập, ôn bài, làm bài tập không cần ai nhắc nhở.

    – Tự giặt quần áo.

    – Giúp đỡ gia đình nấu cơm, quét dọn nhà cửa, rửa chén bát, tự chuẩn bị bữa ăn.

    – Một mình chăm sóc em bé để mẹ đi làm.

    – Hoàn thành mọi công việc ở trường: Trực nhật lớp, trực sao đỏ, tham gia công tác sao nhi đồng ở các trường tiểu học, tham gia đội giữ gìn an toàn giao thông của trường.v.v..

    Bài 2 (trang 26 sgk Giáo dục công dân 8): Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến dưới đây ? Vì sao?

    a) Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập ;

    b) Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự nỗ lực phấn đấu của bản thân ;

    c) Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững ;

    d) Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng ;

    đ) Những người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, mặc dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn ;

    e) Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.

    Lời giải:

    Em tán thành các ý kiến: (c), (d), (đ), (e).

    Em không tán thành các ý kiến: (a), (b).

    Bởi vì:

    – Ý kiến (c): Trong cuộc sống nếu mình không tự phấn đấu để có được thành công, thì sự thành công chỉ nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì sự thành công đó không bao giờ bền vững được bởi không phải bao giờ, ở lúc nào mình cũng có người nâng đỡ che chở, mà mình phải tự khẳng định mình.

    – Ý kiến (d): Trong cuộc sống sự tự lập không phải dễ dàng mà đòi hỏi bản thân phải là người có nghị lực, có bản lĩnh và tự tin thì mới vượt qua được những thử thách khó khân.

    – Ý kiến (đ): Là người có tính tự lập, tự làm lấy, tự lo liệu, tự giải quyết công việc của mình dù có khó khấn song nhất định sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống

    – Ý kiến (e): Tự lập như khi khó khăn mình vẫn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người đáng tin cậy; ví dụ: Khi làm một bài tập khó mình có thể nhờ thầy cô giáo hoặc anh chị, bạn bè hướng dẫn thêm; hay những ngày đầu lập nghiệp mình có thể vay vốn của ngân hàng hoặc gia đình…

    – Ý kiến (a): Nêu chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập còn con nhà khá giả giàu có không cần tự lập. Đây là điều sai lầm, bởi như vậy con những nhà giàu có chỉ sông ỷ lại vào bố mẹ, không tự giác trong học tập thì khi vào đời sẽ gặp nhiều khó khăn và không thê thành công được.

    – Ý kiên (b): Sự thành công phải là sự tự nỗ lực phấn đâu của bản thân mới được bền vững.

    Bài 3 (trang 27 sgk Giáo dục công dân 8): Hãy nhớ lại một kết quả em đã đạt được trong học tập, lao động, hay trong công việc. Em đã làm như thế nào để đạt được kết quả đó ? Bây giờ nhớ lại em có cảm nghĩ gì ?

    Lời giải:

    Em hãy nhớ lại một kết quả đã đạt được trong học tập, lao động. Em đã làm công việc đó như thế nào, cảm giác hân hoan vui sướng khi em nhớ lại công việc đó.

    Bài 4 (trang 27 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy sun tầm và chia sẻ với bạn bè về những tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó.

    Lời giải:

    Ở thôn Quy Đạt A, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, ai cũng khen cậu học sinh Cao Tuấn Anh là một học sinh nghèo chăm ngoan, học giỏi và thường lấy đó làm gương để nhắc nhở con em mình noi theo.

    Cao Tuấn Anh sinh năm 1993 hiện đang học lớp 7 trường THCS Xuân Hóa. Nhà Tuân Anh rất nghèo, mẹ đau ôm quanh năm. Một mình bô xoay xở với công việc đồng áng để có tiền nuôi ba anh em Tuấn Anh đi học. Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến Tuấn Anh nhiều lúc muôn học để phụ giúp bố mẹ, mặc dù em học rất giỏi. Nhờ được các thầy cô và bạn bè động viên giúp đỡ, Tuấn Anh không những giữ được thành tích học tập từ lớp 1 đến lớp 6. Năm nay vào lớp 7, Tuấn Anh cũng là một trong những học sinh có thành tích học tập cao của lớp.

    Ngoài thời gian học tập ở trường em còn dành thời gian phụ giúp bố mẹ làm những việc vừa sức như chăn trâu, cắt cỏ, nấu cơm… Một niềm vui và cũng là nguồn động viên đối với Cao Anh Tuấn đó là từ năm lớp 4, em đã được nhà trường cấp học bổng học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Nhưng có lẽ sự quan tâm của xã hội đã góp phần giúp em vượt qua khó khăn để phấn đấu học lên cao hơn đó là sự hỗ trợ của Tổ chức Đông Tây Hội ngộ.

    Tuy không thể trang trải đủ mọi nhu cầu học tập và sinh hoạt hàng ngày nhưng đó là nguồn cổ vũ, là động lực giúp Tuấn Anh có một động cơ tốt hơn, có cách nhìn về xã hội trong tương tốt đẹp hơn và lành mạnh hơn. Thành tích phấn đấu trong học tập, ý thức rèn luyện đạo đức, tính cần cù chăm chỉ trong lao động học tập, ý thức rèn luyện đạo đức, tính cần cù chăm chỉ trong lao động sẽ là hành trang nâng bước em vào đời.

    Bài 5 (trang 27 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân trong học tập, trong lao động, trong các hoạt động của lớp, của trường và trong sinh hoạt hằng ngày theo bảng dưới đây.

    STT Các lĩnh vực Nội dung công việc Biện pháp thực hiện Thời gian tiến hành Dự kiến kết quả
    1 Học tập
    2 Lao động
    3 Hoạt động tập thể
    4 Sinh hoạt cá nhân

    Lời giải:

    STT Các lĩnh vực Nội dung công việc Biện pháp thực hiện Thời gian tiến hành Dự kiến kết quả
    1 Học tập

    – Đến trường học

    – Làm bài tập và học bài cũ.

    – Tự đi xe đạp

    – Tự làm bài tập toán, anh văn, ôn bài.

    – 6h30ph.

    14 – 16h30ph

    Làm hết bài tập và học thuộc bài cũ, chuẩn bị bài mới.
    2 Lao động

    – Dọn dẹp nhà, rửa cốc chén.

    – Nấu cơm, giặt áo quần.

    – Chăm sóc cây cảnh, hoa

    – Tự quét dọn,rửa cốc chén.

    – Tự nấu cơm và giặt áo quần.

    – Tưới cây, nhổ cỏ, bón phân

    – 5h30ph

    – 17h

    – 17h30ph

    Nhà cửa, cốc chén sạch sẽ. Giúp bố mẹ có một bữa cơm ngon. Cây xanh tốt
    3 Hoạt động tập thể

    – Sinh hoạt sao nhi đồng.

    – Trực sao đỏ; Trực ATGT

    Mỗi tháng một lần

    – Mỗi tháng một lần

    – Ngày thứ 5 của tuần đầu

    – Theo kế hoạch của trường.

    – Hỗ trợ cho Liên đội ở trường tiểu học.

    – Góp phần giữ gìn kỉ luật trật tự ở trường học.

    4 Sinh hoạt cá nhân

    – Chơi cầu lông

    – Ăn nghỉ

    – Xem ti vi

    – Chơi cầu lông với bạn sau giờ học.

    – Sau giờ đi học và sau giờ chiều

    – 16h30ph

    – 12h

    – 18h-19h

    – 19h-19h30

    Sức khỏe tốt, tnh thần sảng khoái

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Số lượt đánh giá: 1063

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống