Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Trả lời Gợi ý Bài 9 trang 23 sgk GDCD 8
a) Theo em, những hiện tượng nêu ở mục 1 có ảnh hưởng gì tới cuộc sống của người dân ?
Trả lời:
– Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
– Có em không được đi học; không tiến bộ được vì vướng bận gánh nặng gia đình.
– Nhiều cặp vợ chồng trẻ bỏ nhau, cuộc đời dang dở.
– Tục lệ tảo hôn, sinh đẻ không kế hoạch là nguyên nhân sinh ra đói nghèo.
– Người nào bị coi là ma thì bị dân làng căm ghét, xua đuổi, những người bất hạnh này phải chết vì bị đôi xử tàn tệ hoặc chấp nhận cuộc sống cô độc, khốn khó.
b) Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá ?
Trả lời:
Làng Hinh thuộc xã Thanh An, huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi được công nhận là làng văn hóa. Vì:
– Ở làng Hinh, vệ sinh rất sạch sẽ;
– Không nuôi gia súc, gia cầm thả chạy rong mà làm chuồng trại cách xa nha
– Dùng nước giếng sạch thay cho nước sông;
– Không có dịch bệnh lan tràn;
– Bà con ốm đau đến trạm xá chữa trị, không để ở nhà rồi cúng “giàng” cúng ma;
– Trẻ em đến tuổi đều được đi học;
– Được công nhận đạt tiêu chuẩn phố cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ;
– Bà con đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau;
– An ninh trật tự được giữ vững;
– Những phong tục tập quán lạc hậu được xóa bỏ.
c) Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của mỗi người dân và cả cộng đồng ?
Trả lời:
Ảnh hưởng của sự thay đổi đó:
– Mỗi người dân trong cộng đồng yên tâm sản xuất, làm ăn kinh tế.
– Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Bài 1 (trang 24 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy tự nhận xét bản thân và gia đình em đã có những việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng ?
Lời giải:
– Việc làm đúng của bản thân em và gia đình:
+ Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước;
+ Ủng hộ đồng bào lũ lụt;
+ Có ý thức giữ vệ sinh, làm sạch đẹp môi trường sống;
+ Hàng tháng đóng đầy đủ tiền vệ sinh môi trường;
+ Tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám tang;
+ Gia đình hạnh phúc: Bố mẹ con cái thương yêu nhau, con cái học hành chăm ngoan;
+ Thực hiện đúng quy ước của khu phố, tổ dân phố…
– Những việc làm chưa đúng của gia đình:
+ Chưa vận động được bà con tính tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám tang;
+ Chưa vận động được bà con sinh đẻ kế hoạch;
+ Thỉnh thoảng mẹ vẫn còn đi xem bói, xin xăm.
– Bản thân em:
– Nhiều lúc còn ham chơi;
– Làm việc chưa có kế hoạch;
– Thỉnh thoảng còn la cà hàng quán.
Bài 2 (trang 24 sgk Giáo dục công dân 8): Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá (và ngược lại) ? Vì sao ?
a) Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo ;
b) Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường ;
c) Bỏ trồng cây thuốc phiện ;
d) Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường ;
đ) Sinh đẻ có kế hoạch ;
e) Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình ;
g) Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm ;
h) Tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng trước tuổi mà pháp luật quy định) ;
i) Tích cực đọc sách báo ;
k) Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm ;
l) Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép ;
m) Tụ tập đánh bạc, chích hút ma tuý ;
n) Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm ;
o) Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em.
Lời giải:
– Những biểu hiện xây dựng nếp sống văn hóa: (a), (c), (d), (đ), (g), (i), (k), (o).
– Những biểu hiện không xây dựng nếp sống văn hóa: (b), (e), (l), (h), (m), (n).
Bài 3 (trang 25 sgk Giáo dục công dân 8): Em có nhận xét gì về nếp sống văn hoá nơi gia đình em ở ? Lấy một vài ví dụ về những việc mà theo em là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá và ngược lại.
Lời giải:
Nơi em ở là khu tập thể trung tâm thành phố, các hộ gia đình đều được công nhận là gia đình văn hóa, mọi người đoàn kết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, chia xẻ với nhau niềm vui, nỗi buồn. Động viên nhau thực hiện nếp sống văn minh như:
– Giữ vệ sinh chung, không vất rác bừa bãi;
– Không mê tín dị đoan;
– Treo cờ Tổ quốc nhân dịp những ngày lễ lớn;
– Giữ gìn trật tự trị an trong khu tập thể;
– Động viên con, em thi đua học tập tốt, làm tốt nghĩa vụ quân sự khi có lệnh nhập ngũ…
– Không to tiếng với nhau khi có sự xích mích giữa các gia đình…
– Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
Bài 4 (trang 25 sgk Giáo dục công dân 8): Hãy tìm một việc làm mà em cho là thiết thực nhất để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá tại nơi em ở.
Lời giải:
Học sinh tìm một việc làm mà em cho là thiết thực nhất để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa nơi em ở: đọc trong sách báo, được chứng kiến, được xem trên tivi hay được bố mẹ kể lại.