Lý thuyết GDQP 10 Chủ đề 2: Điều luật đội ngũ và chiến thuật bộ binh

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 1: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 10.

I. Một số nội dung cơ bản của điều lệnh quản lí bộ đội

1. Chức trách quân nhân

– Thực hiện đúng 10 lời thề danh dự và 12 điều kỉ luật khi quan hệ với nhân dân. Luôn rèn luyện ý chí chiến đấu, khắc phục mọi khó khăn, không sợ hi sinh, gian khổ, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

– Tuyệt đối phục tùng lãnh đạo, chỉ huy, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên và điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội.

– Tích cực học tập chính trị, quân sự, văn hoá, khoa học kĩ thuật và pháp luật để không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực. Rèn luyện thể lực, tác phong chiến đấu và công tác, sử dụng thành thạo vũ khí, khí tài và các phương tiện kĩ thuật được trang bị.

– Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đề cao tự phê bình và phê bình, trung thực, bình đẳng, thương yêu, tôn trọng, bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau lúc bình thường cũng như khi chiến đấu.

– Giữ gìn vũ khí, trang bị, tài sản của quân đội, bảo vệ và tiết kiệm của công, không tham ô, lãng phí.

– Tuyệt đối giữ bí mật của Nhà nước và quân đội

– Đoàn kết, bảo vệ và giúp đỡ nhân dân, tôn trọng lợi ích chính đáng và phong tục tập quán của nhân dân

– Tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

– Gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước

– Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, góp phần vào sự nghiệp cách mạng của các dân tộc

– Chấp hành đúng chính sách đối với tù binh, hàng binh, tích cực tiến hành công tác tuyên truyền đặc biệt.

2. Chào, xưng hô

– Quân nhân khi gặp nhau phải chào, cấp dưới phải chào cấp trên trước, người được chào phải chào lại.

– Quân nhân gọi nhau bằng “đồng chí” và xưng “tôi”, sau tiếng “đồng chí” có thể nói tiếp cấp bậc, chức vụ, họ tên người mà mình tiếp xúc. Đối với cấp trên có thể gọi là “thủ trưởng”, nghe gọi đến tên, quân nhân phải trả lời “có”. Khi nhận lệnh trao đổi công việc xong, quân nhân phải nói “rõ”, nếu chưa rõ phải hỏi lại.

– Trong lúc nghỉ ngơi, quân nhân có thể xung hô với nhau theo tập quán thông thường.

3. Chế độ làm việc và sinh hoạt trong ngày của quân nhân

Trong điều kiện bình thường, chế độ làm việc, sinh hoạt trong ngày của quân nhân gồm:

+ Thức dậy

+ Tập thể dục buổi sáng

Các quân nhân tập thể dục buổi sáng

+ Treo Quốc kì

+ Kiểm tra sáng

+ Học tập

+ Ăn uống

+ Bảo quản vũ khí, khí tài

+ Trang bị

+ Thể thao, tăng gia sản xuất

+ Đọc báo, nghe tin

+ Điểm dang, điểm quân số

+ Ngủ nghỉ

4. Trang phục của quân nhân

– Trang phục của quân nhân gồm:

+ Trang phục dự lễ

+ Trang phục thường dùng

+ Trang phục dã chiến

+ Trang phục nghiệp vụ

+ Trang phục công tác.

– Quân nhân mặc trang phục từng mùa theo quy định.

Quân phục của sĩ quan quân đội thuộc Quân chủng Phòng không

Không quân và Lục quân trong thời gian thử nghiệm

II. Một số nội dung cơ bản của điều lệnh công an nhân dân

1. Chức trách của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

– Thực hiện nghiêm túc 5 lời thề danh dự, 10 điều kỉ luật của Công an Nhân dân Việt Nam

– Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện theo 6 điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy Công an nhân dân

– Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ trưởng Bộ Công an và của địa phương nơi cư trú.

– Chấp hành nghiêm chỉnh sự lãnh đạo, chỉ đạo, chương trình, kế hoạch công tác

– Thực hiện đúng quy chế làm việc, quy trình công tác, điều lệnh công an nhân dân, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

– Tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học;

– Rèn luyện thể lực, tác phong công tác, kĩ năng sử dụng các loại phương tiện, vũ khí, kĩ thuật, chiến thuật…

– Giữ gìn đoàn kết, thực hiện tự phê bình và phê bình, trung thực, thẳng thắn, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ đồng chí, đồng đội cùng tiến bộ.

– Đề cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn hoạt động diễn biến hoà bình, chống phá của các thế lực thù địch

– Nêu cao ý thức trách nhiệm vì nhân dân phục vụ, kính trọng, lễ phép với nhà dân

2. Chào, xưng hô

– Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi gặp nhau phải chào, cấp dưới phải chào cấp trên trước, người được chào phải chào lại.

– Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân xưng hô với nhau bằng “đông chí” và “tôi”, sau tiếng “đồng chí” có thể gọi cấp bậc, họ tên, chức vụ của người mình tiếp xúc, đối với cấp trên có thể gọi là “thủ trưởng”, khi nghe gọi tên mình thì trả lời “có”, nhận lệnh hoặc trao đổi xong công việc thì trả lời “rõ”, nếu chưa rõ phải hỏi lại.

– Khi làm việc và quan hệ công tác với cán bộ và nhân dân tuỳ từng trường hợp có thể gọi bằng đồng chí” và xưng “tôi”, hoặc tuỳ theo lứa tuổi để xưng hô sao cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hoá Việt Nam

3. Trang phục của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

– Trang phục của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân gồm:

+ Lễ phục xuân hè

+ Lễ phục thu đông

+ Trang phục thường dùng xuân hè

+ Trang phục thường dùng thu đông

+ Trang phục chuyên dùng

– Trang phục của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải được sử dụng đúng mục đích theo quy định.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1183

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống