Lý thuyết GDQP 10 Chủ đề 3: Một số hiểu biết về phòng thủ dân sự

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóc học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 10.

I. Phòng tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao

1. Tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao

a) Bom là một thiết bị nổ có sức công phá lớn, huỷ diệt sự sống, gây thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản.

Vụ nổ gây ra bởi bom nguyên tử

b) Mìn

– Là vũ khí nổ bố trí trên bộ, dưới nước nhằm tiêu diệt sinh lực, phá hoại công trình, phương tiện và dùng làm vật cản ngăn chặn cơ động của đối phương.

– Mìn huỷ diệt môi trường sống và để lại di chứng nặng nề.

Mìn chống tăng

c) Đạn

– Là vật thể mang phần tử sát thương sinh lực, phá huỷ phương tiện, vũ khí trang bị của đối phương

– Đạn dễ nổ, khả năng còn sót lại rất lớn, gây khó khăn trong dò tìm, phát hiện và xử lí.

Cắt bổ một viên đạn súng AK 5.45 mm với đầu đạn có lõi thép

d) Vũ khí hoá học

– Là vũ khí dựa trên đặc tính gây độc cao và tác dụng nhanh của các chất độc quân sự gây cho đối phương tổn thất lớn về sinh lực, phương tiện kĩ thuật, cơ sở kinh tế, quốc phòng, môi trường sinh thái.

– Có phạm vi tác động lớn về không gian, thời gian, khó phát hiện kịp thời, gây khó khăn, phức tạp trong phòng chống và khắc phục hậu quả.

VX là một trong những loại vũ khí hóa học phổ biến nhất

e) Vũ khí sinh học: là những tác nhân sinh học sử dụng vào mục đích quân sự gây tổn hại cho người hoặc động vật, thực vật và môi trường của đối phương.

Binh sĩ đeo mặt nạ phòng vũ khí sinh học trên chiến trường.

g) Vũ khí công nghệ cao

– Có sự nhảy vọt về chất lượng, tính năng kĩ – chiến thuật, có độ chính xác cao, tầm hoạt động xa, uy lực sát thương lớn hơn so với vũ khí thông thường.

– Có thể hoạt động trong những điều kiện nhiều, thời tiết phức tạp, ngày, đêm,…

Chiến sĩ Sư đoàn Phòng không 367 triển khai vũ khí sẵn sàng chiến đấu

2. Một số biện pháp phòng tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao

– Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục do nhà trường, khu dân cư tổ chức về tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, nâng cao ý thức và chủ động phòng tránh nguy cơ tiềm ẩn do chúng gây ra.

Một hoạt động giáo dục phòng tránh bom mìn thú vị được tổ chức bởi Chương trình Giáo dục Nguy cơ bom mìn tại trường tiểu học thị trấn Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

– Tích cực, chủ động tìm hiểu thực trạng và hậu quả do bom, mìn, đạn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam gây ra, không tự ý đào bởi bom, mìn, đạn và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh.

– Hạn chế đến những nơi nghi bị nhiễm chất độc hại trong chiến tranh, thận trọng khi sử dụng lương thực, thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt ở những nơi này…

II. Phòng, chống thiên tai

1. Tác hại của thiên tai

– Gây hậu quả nghiêm trọng, làm nhiều người chết .,..

– Thiên tai tàn phá, làm suy thoái, ô nhiễm môi trường sống

– Gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, gây mất ổn định xã hội.

Lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế – xã hội

2. Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả thiên tai

Thực hiện phương châm 4 tại chỗ:

+ Chỉ huy tại chỗ

+ Lực lượng tại chỗ, phương tiện

+ Vật tư tại chỗ;

+ Hậu cần tại chỗ.

– Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, nhận biết các loại thiên tai để chủ động phòng tránh và khắc phục hậu quả tích cực cùng gia đình, xã hội thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai tại địa phương.

-Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn, thương tích, đuối nước; tuyên truyền, giáo dục phòng, chống thiên tai trong trường học và nơi em ở.

IV. Phòng, chống cháy nổ

1. Tác hại của cháy nổ

– Cháy nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ, tính mạng con người, tài sản và ảnh hưởng tới môi trường.

2. Một số biện pháp phòng, chống cháy nổ

– Thực hiện quy định của pháp luật và phương châm 4 tại chỗ về phòng cháy và chữa cháy: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ.

– Sử dụng an toàn chất dễ gây cháy nổ, không để các chất dễ cháy nổ gần nguồn lửa, nguồn nhiệt và những nơi có khả năng sinh nhiệt.

– Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, thực hiện nghiêm chỉnh nội quy phòng cháy, chữa cháy; ngăn chặn hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy, biết sử dụng dụng cụ, phương tiện chữa cháy.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 944

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống