Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 10.

I. Quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy

1. Thế nào là chất ma tuý

– Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma tuý do Chính phủ ban hành.

– Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

– Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Chất ma túy (minh họa)

2. Các văn bản pháp luật về phòng, chống ma tuý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: Bộ luật này quy định các tội phạm về ma tuý tại Chương XX, gồm 13 điều luật, từ Điều 247 đến Điều 259

Luật phòng, chống ma tuý 2021 bao gồm 8 Chương, 55 Điều. Luật này quy định về phòng, chống ma tuý

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: gồm 5 Chương, 29 Điều từ Điều 89 đến Điều 118. Quy định các biện pháp xử lý hành chính

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP: Điều 21 quy định “Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma tuý”.

II. Tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện

1. Tác hại của ma tuý

Tổn hại về sức khoẻ thể chất, tổn hại về sức khoẻ tâm thần; huỷ hoại đạo đức, nhân cách, có thể thực hiện các hành vsi vi phạm pháp luật do không làm chủ được hành vi của mình

– Làm tiêu tốn tài sản gia đình, người thân trong gia đình luôn trong trạng thái lo âu, mặc cảm vì có người nghiện; thường có xung đột, cãi vã, đánh chửi, ảnh hưởng đến giống nòi,…

Ma túy làm tan vỡ hạnh phúc gia đình

– Ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động của xã hội, cả số lượng và chất lượng, chi phí cho công tác phòng, chống ma tuý, chữa bệnh, cai nghiện,… đều tăng lên; đầu tư nước ngoài bị giảm sút,…

– Người nghiện ma tuý có thể gây nên các hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, cướp của, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, giết người, làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm,…

2. Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý

– Thường bị rối loạn về tâm lý, thể chất và nhân cách, rất khó từ bỏ ma tuý và dễ bị tái nghiện ma tuý.

– Thay đổi thất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ngủ ít, dậy muộn

– Hay tụ tập bạn bè, tính tình cáu gắt, thích một mình, lười lao động, da xanh tái, trầm cảm

– Dễ bị kích động, không làm chủ được hành vi, ảo giác, manh động, bạo lực.

3. Hình thức, con đường gây nghiện ma tuý

– Bản thân chủ động tìm đến với ma tuý và sử dụng những chất này.

– Do tò mò muốn tìm hiểu cảm giác lạ khi sử dụng chất ma tuý.

– Muốn thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi với bạn bè xung quanh.

– Bị bạn bè lôi kéo, xúi giục, kích động sử dụng chất ma tuý.

– Bị các đối tượng khác cưỡng bức sử dụng chất ma tuý.

III. Trách nhiệm của học sinh đối với việc phòng, chống ma túy

– Nhận thức đầy đủ về hậu quả và tác hại của ma tuý.

– Chủ động bảo vệ bản thân.

– Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào.

– Không vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý.

– Thực hiện nghiêm các quy định, chương trình, hoạt động của nhà trường về phòng, chống ma tuý.

– Vận động thành viên gia đình, bạn bè, cộng đồng nơi cư trú thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý.

– Kịp thời tố giác người có hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý cho gia đình, nhà trường, cơ quan chức năng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 979

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống