Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 10.

I. Tình hình bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

1. Một số khái niệm

An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc góp phần tạo vị thế, vai trò của Việt Nam đối với an ninh, hòa bình, ổn định của thế giới

– Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định.

– Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

– Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.

2. Tình hình bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

– Tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, các hoạt động xung đột vũ trang, can thiệp tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo vẫn tiếp tục phức tạp.

Các chiến sĩ công an, bộ đội đang tuần tra ở khu vực biên giới

– Các thế lực thù địch, phản động tiếp tục thực hiện “diễn biến hoà bình”, tìm mọi cách xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

– Hoạt động của các loại tội phạm diễn ra với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quy làm cho tình hình trật tự, an toàn xã hội ngày càng phức tạp.

II. Nhiệm vụ của công dân trong việc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

1. Nhiệm vụ chung

– Tham gia các lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ trật tự, an toàn hội và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn hội theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ cụ thể

– Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quy và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

– Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ni quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc th hiện pháp luật về an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng Mường Nhà phối hợp cùng dân quân địa phương

tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc

– Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên tra bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội nơi gần nhất.

– Thực hiện yêu cầu của Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đi trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.

– Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc và trật tự, an toàn xã hội.

III. Trách nhiệm của Đảng, nhà nước và các lực lượng vũ trang trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

1. Trách nhiệm của Đảng, Nhà nước

– Trách nhiệm của Đảng:

+ Đề ra đường lối chính sách và phương pháp đấu tranh đúng đắn;

+ Lãnh đạo chặt chẽ bộ máy Nhà nước các đoàn thể quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối chính sách đó.

– Trách nhiệm của nhà nước:

+ Quản lý xã hội bằng pháp luật, phát huy vai trò tác dụng của chính quyền các cấp;

+ Phối kết hợp chức năng của các cơ quan Nhà nước vào việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

2. Trách nhiệm của các lực lượng vũ trang

– Công an nhân dân:

+ Là lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ và nhân dân;

+ Đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

– Quân đội nhân dân:

+ Là lực lượng nòng cốt bảo vệ sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

+ Phối hợp với các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

– Dân quân tự vệ:

+ Cùng với quân đội nhân dân và công an nhân dân bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở;

+ Làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

IV. Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

1. Trách nhiệm chung

– Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là nhiệm của của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.

– Mỗi học sinh cần phát huy vai trò, thực hiện trách nhiệm công dân với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội để kế thừa xứng đáng với truyền thống ông cha để lại.

2. Trách nhiệm của học sinh

– Nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của bản thân trong bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

– Không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

– Không tụ tập bạn bè để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

– Thông báo cho cơ quan chức năng về những người có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

– Kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của bạn bè về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1057

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống