Chương 3: Liên kết hóa học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Mở đầu trang 52 Hóa học 10:

Lời giải:

Quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).

Câu hỏi 1 trang 52 Hóa học 10:

Lời giải:

– Sự hình thành phân tử H2:

Sau khi tham gia liên kết nguyên tử H: Có 1 lớp electron, 2 electron ở lớp ngoài cùng Giống cấu hình electron của He.

– Sự hình thành phân tử F2:

Sau khi hình thành liên kết Nguyên tử F: Có 2 lớp electron, 8 electron ở lớp ngoài cùng Giống cấu hình electron của Ne

Câu hỏi 2 trang 52 Hóa học 10:

Lời giải:

– Nguyên tử chlorine có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Khi 2 nguyên tử Cl liên kết với nhau, mỗi nguyên tử Cl sẽ góp 1 electron để tạo 1 cặp electron dùng chung tạo thành cấu hình electron bền vững của khí hiếm

– Nguyên tử oxygen có 6 electron ở lớp ngoài cùng. Khi 2 nguyên tử O liên kết với nhau, mỗi nguyên tử O sẽ góp 2 electron để tạo 2 cặp electron dùng chung tạo thành cấu hình electron bền vững của khí hiếm

Câu hỏi 3 trang 53 Hóa học 10:

Lời giải:

Sau khi tham gia liên kết, mỗi nguyên tử nitrogen 8 electron ở lớp ngoài cùng và có 2 lớp electron

Đạt được cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm neon

Luyện tập trang 53 Hóa học 10:

Lời giải:

– Nguyên tử fluorine và hydrogen đều là phi kim

+ Fluorine thuộc nhóm VIIA ⇒ có 7 electron lớp ngoài cùng.

+ Hydrogen thuộc nhóm IA ⇒ có 1 electron lớp ngoài cùng (lớp 1 có tối đa 2 electron)

Cả 2 có xu hướng nhận electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm

Khi tham gia liên kết hình thành phân tử HF, mỗi nguyên tử sẽ gọp chung 1 electron để tạo thành cặp electron dùng chung.

Câu hỏi 4 trang 53 Hóa học 10:

Lời giải:

– Ion sodium có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng Giống cấu hình electron của khí hiếm neon.

– Ion fluoride có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng Giống cấu hình electron của khí hiếm neon.

Câu hỏi 5 trang 54 Hóa học 10:

Lời giải:

Lithium có số hiệu nguyên tử: Z = 3 Cấu hình electron: 1s22s1

Lithium có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm He. Phần tử thu được mang điện tích dương, gọi là ion lithium, kí hiệu Li+

Luyện tập trang 54 Hóa học 10:

Lời giải:

– Nguyên tử Mg có Z = 12 Cấu hình electron: 1s22s22p63s2

Nguyên tử Mg có 2 electron lớp ngoài cùng. Nguyên tử Mg sẽ nhường 2 electron tạo thành ion Mg2+ để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm:

– Nguyên tử O có Z = 8 Cấu hình electron: 1s22s22p4

Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng ⇒ Nguyên tử O sẽ nhận 2 electron tạo thành ion O2- để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm:

Bài 1 trang 54 Hóa học 10: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?

A. Fluorine

B. Oxygen

C. Hydrogen

D. Chlorine

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

– Fluorine (Z = 9): 1s22s22p5⇒ Có 7 electron lớp ngoài cùng  Có xu hướng nhận 1 electron thành F có cấu hình: 1s22s22pgiống với cấu hình khí hiếm Ne.

– Oxygen (Z = 8): 1s22s22p Có 6 electron lớp ngoài cùng ⇒ Có xu hướng nhận 2 electron thành O2- có cấu hình: 1s22s22pgiống với cấu hình khí hiếm Ne.

– Hydrogen (Z = 1): 1s1 Có xu hướng góp chung 1 electron để tạo thành 1 cặp electron dùng chung đạt cấu hình: 1sgiống với cấu hình khí hiếm He.

– Chlorine (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 Có xu hướng nhận 1 electron thành Cl có cấu hình: 1s22s22p63s23pgiống với cấu hình khí hiếm Ar.

Vậy nguyên tử của nguyên tố chlorine có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon

Bài 2 trang 54 Hóa học 10: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 19) phải nhường đi

A. 2 electron

B. 3 electron

C. 1 electron

D. 4 electron

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

– Nguyên tử potassium có Z = 19

Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1

Có 1 electron lớp ngoài cùng  ⇒ Có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm Ar: 1s22s22p63s23p6

Bài 3 trang 54 Hóa học 10: Vận dụng quy tắc octet, trình bày sơ đồ mô tả sự hình thành phân tử potassium chloride (KCl) từ nguyên tử của các nguyên tố potassium và chlorine.

Lời giải:

– Nguyên tử K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1  Có 1 electron lớp ngoài cùng ⇒ Có xu hướng nhường 1 electron này để đạt cấu hình electron giống khí hiếm.

Phần tử thu được mang điện tích dương, gọi là ion potassium, kí hiệu K+

– Nguyên tử Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5  Có 7 electron lớp ngoài cùng ⇒ Có xu hướng nhận 1 electron từ nguyên tử K để đạt cấu hình electron giống khí hiếm.

Phần tử thu được mang điện tích âm, gọi là ion chlorine, kí hiệu, Cl

– Hai ion trái dấu hút nhau tạo thành phân tử potassium chloride (KCl)

– Sơ đồ mô tả:

Bài 4 trang 54 Hóa học 10: Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử H2O bằng cách áp dụng quy tắc octet.

Lời giải:

– Nguyên tử O (Z = 8): 1s22s22p4  Có 6 electron lớp ngoài cùng ⇒ Có xu hướng nhận 2 electron để đạt được cấu hình electron giống khí hiếm.

– Nguyên tử H (Z = 1): 1s1  Có xu hướng nhận 1 electron để đạt được cấu hình electron giống khí hiếm.

Mỗi nguyên tử H sẽ góp chung 1 electron với nguyên tử O (góp chung 2 electron) tạo thành 2 cặp electron dùng chung

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1006

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống