Chương 3: Liên kết hóa học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Hóa Học 10 – Bài 19: Luyện tập về liên kết ion. Liên kết cộng hóa trị. Lai hóa các obitan nguyên tử (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 (trang 82 sgk Hóa 10 nâng cao): 1. Trình bày nội dung của quy tắc bát tử. Vận dụng quy tắc bát tử để giải thích sự hình thành liên kết ion trong các phân tử: LiF, KBr, CaCl2.

Lời giải:

Theo quy tắc bát tử (8 electron) thì các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình bền vững của các khí hiếm với 8 electron (hoặc đối với heli) ở lớp ngoài cùng.

     + Các nguyên tử các nguyên tố s thường có khuynh hướng nhường electron lớp ngoài cùng để có lớp sát ngoài cùng 8 electron.

     + Các nguyên tử của các nguyên tố p là phi kim thường, có khuynh hướng thu thêm electron để cho lớp ngoài cùng của chúng có 8 electron.

Liên kết ion trong các phân tử:

     + LiF: Cấu hình electron: Li (Z = 3): 1s2 2s1

F (Z =9): 1s2 2s2 2p5

Nguyên tử Li có 1 electron lớp ngoài cùng nên nhường 1 e tạo ion dương Li     + . Nguyên tử F có 7 electron lớp ngoài cùng nên nhận thêm 1 electron của Li tạo ion F, hình thành liên lết giữa Li     + và F: LiF

     + KBr: Cấu hình electron: K ( Z= 11): 1s2 2s2 2p6 3s1

Br (Z= 35): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5

Nguyên tử K có 1 electron lớp ngoài cùng nên nhường 1 electron tạo ion K     + . Nguyên tử Br có 7 electron lớp ngoài cùng nên nhận thêm 1 electron của K tạo thành Br, thành liên kết giữa K     + và Br: KBr

     + CaCl2: cấu hình electron: Ca (Z = 20): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2

Cl (Z = 17): 1s2 2s2 2p6 32 3p5

Nguyên tử Ca có 2 electron lớp ngoài cùng nên 2 nguyên tử Cl nhường thêm 2 electron tạo ion dương Ca2     + , Nguyên tử có 7 electron lớp ngoài cùng nên 2 nguyên tử Cl nhận thêm 2 electron của 2 tạo thành ion Cl, hình thành liên kết giữa Ca2     + và Cl:CaCl2.

Bài 2 (trang 82 sgk Hóa 10 nâng cao): Sử đụng mô hình xen phủ các obitan nguyên tử để giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong các phân tử: I2, HBr.

Lời giải:

– Liên kết hóa học trong I2 được hình thành nhờ sự xen phủ giữa obitan p chứa electron độc thân của mỗi nguyên tử iot.

Sơ đồ:

– Liên kết hóa học trong phân tử HBr được hình thành nhờ sự xen obitan ls của nguyên tử hiđro và obitan 4p có 1 electron độc nguyên tử brom.

Sơ đồ:

Bài 3 (trang 82 sgk Hóa 10 nâng cao): Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: PH3, SO2, HNO3, C4H10.

Lời giải:


Bài 4 (trang 82 sgk Hóa 10 nâng cao): Dựa trên lí thuyết lai hóa các obitan nguyên tử, mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử: BeCl2, BCl3. Biết phân tử BeCl2 có dạng đường thẳng, còn phân tử BCl3 có dạng tam giác đều.

Lời giải:

– Phân tử BeCl2: Nguyên tử beri đã sử dụng 1 AOs và 1 AOp lai hóa với nhau để tạo thành hai obitan lai hóa sp nằm thẳng hàng với nhau về 2 phía đối xứng nhau. Beri đã sử dụng 2 obitan lai hóa sp xen phủ với 2 obitan p của 2 nguyên tử clo, tạo thành liên kết σ giữa Be – Cl

– Phân tử BCl3: Nguyên tử bo đã sử dụng 1 AOs và 2 AOp lai hóa với nhau để tạo thành 3 AO lai hóa sp2 nằm trong một mặt phẳng định hướng từ tâm đến 3 đỉnh của tam giác đều. Nguyên tử bo đã sử dụng 3 obitan lai hóa sp2 xen phủ với 3 obitan p của 3 nguyên tử clo tạo thành 3 liên kết σ giữa B – Cl.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1146

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống