Chương 6: Nhóm oxi

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Hóa Học 10 – Bài 42: Ozon và hiđro peoxit (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 (trang 166 sgk Hóa 10 nâng cao): Hiđro peoxit có thể tham gia những phản ứng hóa học:

H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH ; H2O2 + Ag2O -> 2Ag + H2O + O2

Tính chất của H2O2 được diễn tả đúng nhất là:

A. hiđro peoxit chỉ có tính oxi hóa.

B. hiđro peoxit chỉ có tính khử.

C. hiđro peoxit không có tính oxi hóa, không có tính khử.

D. hiđro peoxit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

Lời giải:

Chọn D.

Bài 2 (trang 166 sgk Hóa 10 nâng cao): Có hai bình, một đựng khí oxi, một đựng khí ozon. Hãy giới thiệu thuốc thử để phân biệt từng khí.

Lời giải:

Cho hai khí đi qua dung dịch KI có pha hồ tinh bột, dung dịch tạo màu xanh thì khí dẫn vào là O3, còn lại là O2.

2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2 ↑ .

Bài 3 (trang 166 sgk Hóa 10 nâng cao): Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh cho tính chất của các chất sau:

a) Oxi và ozon cùng có tính oxi hóa, nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

b) Nước và hiđro peoxit cùng có tính oxi hóa, nhưng hiđro peoxit có tính oxi hóa mạnh hơn nước.

Lời giải:

a) Oxi và ozon cùng có tính oxi hóa:

3O2 + 4Al → 2Al2O3 ;

O3 + 2Al → Al2O3

Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi: 2Ag + O3 → Ag2 O + O2

Oxi không phản ứng với Ag ở điều kiện thường.

b)

H2 O và H2 O2 đều oxi hóa được CO nhưng H2 O2 oxi hóa mạnh hơn H2O.

H2 O2 là hợp chất không bền, dễ bị phân hủy thành H2 O và O2 .

Bài 4 (trang 166 sgk Hóa 10 nâng cao): Ozon và hiđro peoxit có những tính chất hóa học nào giống nhau, khác nhau? Lấy ví dụ minh họa.

Lời giải:

Giống nhau: Đều có tính oxi hóa.

O3 + 2KI + H2O -> I2 + 2KOH + O2

H2O2 + 2KI -> I2 + 2KOH

Khác nhau: H2O2 có tính khử

H2O2 + Ag2O -> 2Ag + H2O + O2.

Bài 5 (trang 166 sgk Hóa 10 nâng cao): Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, ozon bị phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%.

Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu. Biết các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất

Lời giải:

Đặt số mol O2 ban đầu và số mol O3 ban đầu lần lượt là a mol và b mol

Xét 1 mol hỗn hợp ⇒ (a + b) = 1

2O3 → 3O2

b → 1,5b

Vì O3 đã bị phân hủy hết nên sau phản ứng: nO2 (a + 1,5b) mol

Số mol khí tăng thêm: (a + l,5b) – (a + b) = 0,5b mol

Theo đề bài:

%Vtăng thêm = (0,5b. 100%)/(a + b) = 2% ⇒ b = 0,04 ⇒ a = 0,96

Thành phần phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp đầu:

%VO3 = (0,04. 100%)/1 = 4%; %VO2 = 100% – 4% = 96%

Bài 6∗ (trang 166 sgk Hóa 10 nâng cao): Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6.

a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.

b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.

Lời giải:

a) Đặt số mol O2 và O3 trong hỗn hợp A lần lượt là a mol và b mol.

Xét 1 mol hỗn hợp A => a + b = 1 (∗)

Theo đề bài ta có:

Giải hệ (∗) và (∗∗) ta được a = 0,6; b = 0,4 => %VO2=60%; %VO3=40%.

Giải tương tự ta tính được hỗn hợp B: %VH2=80%; %VCO=20%

b) Các phản ứng xảy ra:

2H2 + O2 → 2H2O (1)

2CO +O2 → 2CO2 (2)

3H2 + O3 → 3H2O (3)

3CO + O3 → 3CO2 (4)

Đặt số mol của A cần dùng để đốt cháy 1 mol B là x mol

Trong 1 mol hỗn hợp B

Từ (1), (2), (3) và (4)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mA + mB = mCO2 + mH2O = 0,8.18 + 0,2.44 = 23,2 g

mB = 0,8.2 + 0,2.28 = 7,2 g

⇒ mA = 23,2 – 7,2 = 16g = 32.0,6x + 48.0,4x ⇒ x = 5/12 ≈ 0,416 (mol)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1060

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống