Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Sách giáo khoa hóa học lớp 12
- Sách giáo khoa hóa học nâng cao lớp 12
- Giải Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
- Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 12
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 12
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
Giải Bài Tập Hóa Học 12 – Bài 33: Hợp kim của sắt giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Bài 1 (trang 151 SGK Hóa 12): Nêu những phản ứng chính xảy ra trong lò cao.
Lời giải:
Các phản ứng xảy ra trong lò cao:
3Fe2O3 + CO → 2Fe3O4 + CO2.
Fe3O4 + CO → 3FeO + CO2.
FeO + CO → Fe + CO2.
CaCO3 → CaO + CO2.
CaO + SiO2 → CaSiO3.
C + CO2 → 2CO.
C + O2 → CO2.
Bài 2 (trang 151 SGK Hóa 12): Nêu các phương pháp luyện thép và cho biết ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương pháp.
Lời giải:
Các phương pháp luyện thép:
– Phương pháp Bet-xơ-me:
+ Phương pháp Bet-xơ-me luyện thép trong lò thổi có hình quả lê, vỏ ngoài bằng thép, bên trong là lát gạch chịu lửa đi -nat. Luồng không khí mạnh thổi vào gang lỏng, đốt cháy các tạp chất trong gang tạo thành thép trong thời gian ngắn.
+ Nhược điểm của phương pháp Bet-xơ-me là không luyện được thép từ gang chứa nhiều photpho và không luyện được thép có thành phần theo ý muốn.
– Phương pháp Mac-tanh:
+ Quá trình luyện thép kéo dài 6 – 8 giờ nên người ta có thể phân tích được sản phẩm và cho thêm những chất cần thiết để chế được các loại thép có thành phần mong muốn.
– Phương pháp lò điện:
+ Nhiệt lượng sinh ra trong lò hồ quang điện giữa các điện cực bằng than chì và của gang lỏng tạo ra nhiệt độ cao hơn và dễ điều chỉnh hơn so với các loại lò trên.
+ Phương pháp lò điện có ưu điểm là luyện được những loại thép đặc biệt mà thành phần có những kim loại khó nóng chảy như vonfam, molipđen, crom, … và không chứa những tạp chất có hại như lưu huỳnh, photpho.
+ Nhược điểm của lò điện là dung tích nhỏ.
Bài 3 (trang 151 SGK Hóa 12): Một loại quặng sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan quặng này trong HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với Ba thấy có kết tủa trắng không tan trong axit mạnh. Loại quặng đó là :
A. xiderit.
B. hemantit.
C. manhetit.
D. pirit sắt.
Lời giải:
Đáp án D.
Hòa tan quặng vào HNO3 thoát ra khí màu nâu là NO2.
Dung dịch thu được cho tác dụng với dd BaCl2 → kết tủa trắng là BaSO4 (không tan trong axit mạnh)
⇒ Quặng sắt ban đầu là FeS2
PTHH:
FeS2 + 18HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 15NO2 + 7H2O
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Bài 4 (trang 151 SGK Hóa 12): Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến Fe thì cần đủ 2,24 lít CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là :
A. 15g
B. 16g
C. 17g
D. 18g
Lời giải:
nCO =
BT nguyên tố C ⇒ nCO2 = nCO = 0,1 mol
BT khối lượng: mhỗn hợp + mCO = mFe + mCO2
⇒ mFe = 17,6 + 0,1. 28 – 0,1. 44 = 16g
Đáp án B
Bài 5 (trang 151 SGK Hóa 12): Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 g trong O2 dư thu được 0,1568 lít khí CO2 (đktc).Thành phần % theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó là bao nhiêu?
A. 0,82%.
B. 0,84%.
C. 0,85%.
D. 0,86%.
Lời giải:
Đáp án B
BT nguyên tố ⇒ nC = nCO2 = 0,007 mol
Khối lượng C là mC = 12. 0,007 = 0,084 (g)
Bài 6 (trang 151 SGK Hóa 12): Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất, lượng sắt bị hao hụt là 1%.
Lời giải:
Khối lượng Fe có trong gang là mFe =
Khối lượng sắt thực tế cần để sản xuất gang (bị hao hụt 1%)
mFe =
Fe3O4 + 4C → 4CO + 3Fe
232 3.56
x = ? 767,68 (tấn)
Khối lượng Fe3O4 là mFe3O4 =
Khối lượng quặng manhetit là m =