Chương 4: Polime và vật liệu Polime

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Vật Lí 12 – Bài 18: Luyện tập: Polime và vật liệu polime (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Giải Bài Tập Hóa Học 12 – Bài 18: Luyện tập: Polime và vật liệu polime (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 (trang 103 sgk Hóa 12 nâng cao): Điền vào chỗ trống ở cuối mỗi câu sau chữ Đ nếu phát biểu đó đúng, chữ S nếu phát biểu đó sai

A. Polipeptit là polime

B. Protein là polime

C. Protein là hợp chất cao phân tử

D. Poliamit có chứa các liên kết peptit

Lời giải:

A – Đ

B – S

C – Đ

D – Đ

Bài 2 (trang 104 sgk Hóa 12 nâng cao): Polistiren không tham gia phản ứng nào trong các phản ứng sau?

A. Đepolime hóa

B. Tác dụng với Cl2/ánh sáng

C. Tác dụng với NaOH(dd)

D. Tác dụng với Cl2 khi có mặt bột Fe

Lời giải:

Đáp án C

Bài 3 (trang 104 sgk Hóa 12 nâng cao): Thế nào là hợp chất polime? Có sự khác nhau gì giữa hai hợp chất có công thức sau :

Lời giải:

Polime là các hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ gọi là mắt xích liên kết với nhau tạo nên

Công thức là polietilen với hệ số polime hóa là 30 : do 30 mắt xích etilen tạo thành

Công thức :

là công thức của một ankan mạch không phân nhánh có 60C : C60H122

Bài 4 (trang 104 sgk Hóa 12 nâng cao): a. Phân tử polime có những dạng mạch nào? Lấy thí dụ?

b. Vì sao amilozo tan được một lượng đáng kể trong nước còn tinh bột và xenlulozo thì không

Lời giải:

a. Có 3 dạng cấu trúc cơ bản phân tử polime :

– Dạng mạch không phân nhánh : PE, PVC, polimebutadien, amilozo

– Dạng mạch phân nhánh : amilopectin

– Dạng mạch không gian : cao su lưu hóa

b. Dạng amilozo tan nhiều trong nước hơn dạng amilopectin vì cấu trúc hóa học không phân nhánh, đồng thời số lượng mắt xích trong phân tử nhỏ hơn

Bài 5 (trang 104 sgk Hóa 12 nâng cao): a. Cho thí dụ về các loại polime có tính dẻo, tính đàn hồi và tính dai bền có thể kéo thành tơ

b. Cho thí dụ về các phản ứng cắt mạch, giữ nguyên mạch và tăng mạch polime.

Lời giải:

a. Polime có tính dẻo: PE, PVC, poli(metylmetacrylat)

Polime có tính đàn hồi : cao su thiên nhiên, cao su buna

Polime có tính dai, bền : nilon – 6,6; tơ lapsan ,…

b. Phản ứng cắt mạch

(-HN-CH2-CO-)n + nNaOH → nH2N-CH2-COONa

Phản ứng giữ nguyên mạch

Phản ứng tăng mạch:

Bài 6 (trang 104 sgk Hóa 12 nâng cao): Để sản xuất polime clorin, người ta clo hóa PVC bằng clo. Sản phẩm thu được chứa 66,7% clo.

– Tính xem trung bình mỗi phân tử clo tác dụng với mấy mắt xích –CH2CHCl- trong phân tử PVC? Giả thiết rằng hệ số polime hóa là n không thay đổi sau phản ứng

– Viết công thức cấu tạo một đoạn phân tử polime peclorovinyl đã cho ở trên.

Lời giải:

Số mắt xích –CH2-CHCl- phản ứng với 1 phân tử Cl là x. Ta có phương trình:

⇒ Giải phương trình: ⇒ x = 2

Vậy trung bình 1 phân tử clo tác dụng với 2 mắt xích –CH2-CHCl-

– Một đoạn mạch tơ clorin

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 941

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống