Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Hóa Học Lớp 12
- Sách giáo khoa hóa học lớp 12
- Sách giáo khoa hóa học nâng cao lớp 12
- Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 12
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 12
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
Giải Bài Tập Hóa Học 12 – Bài 27: Bài thực hành 4: Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Thí nghiệm 1: Ăn mòn điện hóa học
– Tiến hành TN:
+ Rót các thể tích dd NaCl đậm đặc bằng nhau vào 2 cốc thủy tinh
+ Cắm 1 lá sắt và 1 lá đồng vào mỗi cốc
+ Nhỏ vào mỗi cốc 5-7 giọt dd K3[Fe(CN)6]
+ Nối lá Fe và lá Cu trong 2 cốc bằng dây dẫn (hình 5.16)
Hình 5.16: Thí nghiệm ăn mòn điện hóa học kim loại sắt
– Hiện tượng:
+ Cốc 1: Không có hiện tượng gì
+ Cốc 2: Xuất hiện kết tủa màu xanh đậm
– Giải thích: Khi nối dây dẫn, Fe bị ăn mòn nhanh trong dung dịch điện li tạo thành Fe2+. Sau đó Fe2+ tác dụng với dd K3[Fe(CN)6] tạo ra kết tủa màu xanh đậm là Fe3[Fe(CN)6]2
Trong cốc 2:
Ở cực (+) xảy ra sự khử:
O2 + 2H2O + 4e → 4OH–
Ở cực (-), Fe bị ăn mòn và tan vào dịch:
Fe → Fe2+ + 2e
Thí nghiệm 2: Bảo vệ sắt bằng phương pháp bảo vệ điện hóa
– Tiến hành TN:
+ Rót vào hỗn hợp gồm dd NaCl đặc, thêm vài giọt dd K3[Fe(CN)6] vào 2 cốc
+ Ngâm 1 đinh sắt vào cốc (1), ngâm 1 đinh sắt được quấn bằng dây Zn vào cốc (2).
– Hiện tượng:
+ Cốc 1: xuất hiện kết tủa màu xanh
+ Cốc 2: lá Zn bị ăn mòn, dung dịch không đổi màu
– Giải thích:
+ Cốc 1: Đinh Fe bị oxi hóa thành Fe2+; Fe2+ tác dụng với dd K3[Fe(CN)6] tạo ra kết tủa màu xanh đậm là Fe3[Fe(CN)6]2
+ Cốc 2: Zn có tính khử mạnh hơn nên đóng vai trò là cực âm và bị ăn mòn. Dây Zn bị ăn mòn, Fe được bảo vệ nên dung dịch không đổi màu
Ở cực (-): Zn → Zn2+ + 2e
Ở cực (+): H2O + O2 + 4e → 4OH–