Chương 6: Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ – Nhôm

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Hóa Học 12 – Bài 312: Bài thực hành số 5: Tính chât của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với nước

– Tiến hành TN:

    + Lấy 3 ống nghiệm

    + Rót nước vào ống nghiệm 1, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Na nhỏ

    + Rót vào ống nghiệm 2 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Mg nhỏ

    + Rót vào ống nghiệm 3 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Al đã cạo sạch lớp oxit.

– Hiện tượng:

Khi chưa đun:

    + Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.

    + Ống 2 và ống 3 không có hiện tượng.

Giải thích: Ống 1 xảy ra phản ứng.

Na + H2O → NaOH + 1/2 H2.

Khí thoát ra là H2 dung dịch thu được là dung dịch kiềm nên phenolphtalein chuyển màu hồng.

– Ống 2 + 3: Không có hiện tượng do Mg và Al không phản ứng với H2O

Khi đun sôi:

    + Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.

    + Ống 2: Dung dịch thu được có màu hồng nhạt.

    + Ống 3: Không có hiện tượng.

– Giải thích

Ống 2: Mg tác dụng với nước ở nhiệt độ cao tạo ra dung dịch bazơ yếu nên dung dịch có màu hồng nhạt.

Ống 3: Lớp bảo vệ Al(OH)3 ngăn không cho Al tác dụng với nước ở mọi điều kiện

Kết luận: Khả năng phản ứng với nước Na > Mg > Al.

Thí nghiệm 2: Phản ứng của MgO với nước

– Tiến hành TN:

    + Cho vào ống nghiệm ít bột MgO, thêm 2ml H2O, lắc nhẹ

    + Lấy 1 giọt chất lỏng nhỏ vào giấy phenolphtalein

    + Sau đó đun sôi chất lỏng, để nguội

    + Nhỏ 1 giọt chất lỏng vào giấy phenolphtalein.

– Hiện tượng: Trước khi đun, dung dịch làm giấy phenol chuyển màu hồng nhạt

Khi đun sôi, dung dịch làm giấy phenol chuyển sang màu hồng

– Giải thích: Do MgO tan ít trong nước tạo Mg(OH)2 kết tủa trắng, tan 1 phần trong nước nên làm giấy phenol chuyển màu hồng nhạt.

Khi đun sôi, phản ứng xảy ra mạnh hơn nên dung dịch làm giấy phenol, chuyển sang màu hồng

PTHH: MgO + H2O → Mg(OH)2

Thí nghiệm 3: So sánh tính tan của muối CaSO4 và BaSO4

– Tiến hành TN:

    + Pha chế các dd CaCl2 và BaCl2 có cùng nồng độ mol

    + Cho vào ống 1: 2ml dd muối CaCl2; ống 2: 2ml dd muối BaCl2

    + Nhỏ vào mỗi ống 5 giọt dd CuSO4

– Hiện tượng:

    + Ống 1: dung dịch có màu xanh lam

    + Ống 2: xuất hiện kết tủa trắng đục

– Giải thích

    + Ống 1: CuSO4 đã tác dụng 2 phần với CaCl2 tạo ra muối CaSO4 ít tan và muối CuCl2 làm cho dung dịch có màu xanh

    + Ống 2: CuSO4 đã tác dụng với BaCl2 tạo ra muối BaSO4 kết tủa trắng

Kết luận: Tính tan của 2 muối: CaSO4 (ít tan) > BaSO4 (không tan)

PTHH

CuSO4 + CaCl2 → CuCl2 + CaSO4

CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4↓ trắng

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1153

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống