Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Hóa Học Lớp 12
- Sách giáo khoa hóa học lớp 12
- Sách giáo khoa hóa học nâng cao lớp 12
- Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 12
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 12
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
Giải Bài Tập Hóa Học 12 – Bài 38: Crom (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Bài 1 (trang 190 sgk Hóa 12 nâng cao): Hãy trình bày hiểu biết về:
a. Vị trí của crom trong bảng tuần hoàn.
b. Cấu hình electron của nguyên tử crom.
c. Khả năng tạo thành các số oxi hóa của crom.
Lời giải:
a) Vị trí trong bảng tuần hoàn
Crom là kim loại chuyển tiếp ở ô 24, thuộc chu kỳ 4, nhóm VIB.
b) Cấu hình electron nguyên tử: ls22s22p63s23p63d54s1 hoặc viết gọn [Ar]3p64s1
Crom là nguyên tố hóa học thuộc nhóm d.
– Độ âm điện 1,55.
– Thế điện cực chuẩn: Eo(Cr3+/Cr) = – 0,74V
c) Khả năng thể hiện các số oxi hóa: từ +1 đến +6, trong đó phổ biến hơn cả là các số oxi hóa + 2, + 3, +6.
Bài 2 (trang 190 sgk Hóa 12 nâng cao): Hãy so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom viết phương trình hóa học minh hoạ.
Lời giải:
a. Giống nhau: Đều là các kim loại có tính khử mạnh nhưng do có lớp oxit mỏng bền bao phủ nên cả hai kim loại bền vững trong không khí, nước và đều thụ động trong dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
2Al +6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Al và Cr đều bị thụ động hóa bởi H2SO4 và HNO3 đặc nguội.
b. Khác nhau:
– Al có tính khử mạnh hơn Cr:
– Crom có các số oxi hóa +2, +3, +6.
– Al chỉ có số oxi hóa +3.
– Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm
2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
Bài 3 (trang 190 sgk Hóa 12 nâng cao): Cho phản ứng:
…Cr + …Sn2+ → Cr3+ + …Sn
a. Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của ion Cr3+ sẽ là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 6
b. Pin điện hóa Cr-Cu trong quá trình phóng điện xảy ra phản ứng:
2Cr (r) + 3Cu2+(dd) → 2Cr3+ (dd) + 3Cu (r)
Suất điện động chuẩn của pin điện hóa là:
A. 0,04 V
B. 1,08 V
C. 1,25 V
D. 2,50 V.
Lời giải:
a. Đáp án B.
2Cr + 3Sn2+ → 2Cr3+ + 3Sn
b. Đáp án B
Epin = Eo(Cu2+/Cu) – Eo(Cr3+/Cr) = 0,34 – (0,74) = 1,08V
Bài 4 (trang 190 sgk Hóa 12 nâng cao): Tính khối lượng bột nhôm cần dùng trong phòng thí nghiệm để có thể điều chế được 78 gam crom bằng phương pháp nhiệt nhôm.
Lời giải:
2Al + Cr2O3 → 2Cr + Al2O3
nAl = nCr = 78 : 52 = 1,5 mol ⇒ mAl = 1,5.27 = 40,5 gam
Bài 5 (trang 190 sgk Hóa 12 nâng cao): Một hợp chất Ni – Cr có chứa 80% Ni và 20% Cr theo khối lượng. Hãy cho biết trong hợp chất này có bao nhiêu mol niken ứng với 1 mol crom.
Lời giải:
1 mol Cr có mCr = 52 gam
Mà mNi = 4 mCr = 208 gam ⇒ Số mol Ni = 208 : 59 = 3,525 mol