Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Hóa Học Lớp 12
- Sách giáo khoa hóa học lớp 12
- Sách giáo khoa hóa học nâng cao lớp 12
- Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 12
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 12
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 12 Nâng Cao
Giải Bài Tập Hóa Học 12 – Bài 47: Bài thực hành 7: Tính chất hóa học của crom, sắt, đồng và những hợp chất của chúng (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Thí nghiệm 1: Tính chất hóa học của kali đicromat K2Cr2O7
– Tiến hành TN
+ Cho vào ống nghiệm 1-2 ml dd K2Cr2O7
+ Thêm dần từng giọt dd FeSO4 và dd H2SO4 tới khi có hiện tượng đổi màu
– Hiện tượng: Dung dịch màu cam trong ống nghiệm nhạt dần và xuất hiện màu vàng nhạt.
– Giải thích: K2Cr2O7 có tính oxi hóa mạnh nên đã oxi hóa Fe2+ thành Fe3+(màu vàng) và giảm nồng độ K2Cr2O7 nên màu cam nhạt dần.
PTHH:
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 +7H2O
Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của hidroxit sắt
– Tiến hành TN
+ Rót vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2ml nước cất
+ Ống 1: Hòa tan 1 ít FeSO4 ; ống 2: hòa 1 ít Fe2(SO4)3
+ Thêm vào mỗi ống nghiệm vài giọt dd NaOH
+ Quan sát sau đó, dùng đũa thủy tinh lấy nhanh kết tủa vừa tạo thành cho vào 2 ống nghiệm khác. Nhỏ vài giọt dd HCl vào mỗi ống nghiệm.
– Hiện tượng:
+ Khi cho NaOH vào 2 ống nghiệm:
Ống 1: xuất hiện kết tủa trắng xanh
Ống 2: Xuất hiện kết tủa nâu đỏ
+ Khi nhỏ dd HCl vào 2 mẫu kết tủa thu được, 2 mẫu đều tan
Ống nghiệm chứa Fe(OH)2 tan tạo dung dịch màu xanh nhạt
Ống nghiệm chứa kết tủa Fe(OH)3 tan tạo dung dịch màu vàng nâu
– Giải thích: Khi cho NaOH vào 2 ống nghiệm, xuất hiện kết tủa do xảy ra phản ứng trao đổi giữa 2 muối sắt với dd NaOH. Cả 2 kết tủa có tính bazo nên đều tan trong HCl tạo dung dịch có màu của muối Fe2+ và Fe3+.
PTHH:
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4
Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
Thí nghiệm 3: Tính chất hóa học của muối sắt
– Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 2ml dd FeCl3
+ Nhỏ dần dần dd KI vào ống nghiệm.
– Hiện tượng: dd chuyển dần từ màu vàng sang màu nâu
– Giải thích: Fe3+ có tính oxi hóa nên đã oxi hóa I– thành I2 (màu vàng nâu)
PTHH:
2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2
Thí nghiệm 4: Tính chất hóa học của đồng
– Tiến hành TN:
+ Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống vài mảnh đồng.
+ Ống 1: cho thêm 1ml dd H2SO4; ống 2: thêm 1ml dd H2SO4 đặc; ống 3: thêm 1 ml dd HNO3.
+ Quan sát hiện tượng sau đó đun nóng nhẹ cả 3 ống nghiệm.
– Hiện tượng:
+ Trước khi đun nóng
Ống 1 + ống 2: không có hiện tượng gì
Ống 3: có khí không màu thoát ra bị hóa nâu ngoài không khí và dung dịch có màu xanh.
+ Khi đun nóng
Ống 1: không có hiện tượng gì
Ống 2: Có khí không màu thoát ra.
Ống 3: Có khí không màu thoát ra bị hóa nâu ngoài không khí và dung dịch có màu xanh.
– Giải thích, PTHH:
Ống 1: Do Cu không tác dụng với H2SO4 loãng nên trước và sau khi đun nóng vẫn không có hiện tượng.
Ống 2: Cu không tác dụng trong H2SO4 đặc ở nhiệt độ thường nhưng bị oxi hóa khi đun nóng.
Ống 3: Cu bị oxi hóa trong HNO3 ngay ở nhiệt độ thường, sinh ra khí NO không màu bị oxi hóa trong không khí tạo NO2 (màu nâu)
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
2NO + O2 → 2NO2