Chương 5: Hiđro – Nước

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Hóa Học 8 – Bài 38: Bài luyện tập 7 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1: Tương tự như natri, các kim loại kali K và canxi Ca cũng tác dụng được với nước tạo thành bazơ tan và giải phóng khí hiđro.

a) Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b) Các phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng hóa học nào?

Lời giải:

a) Phương trình phản ứng xảy ra là:

2K + 2H2O → 2KOH + H2.

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2.

b) Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử.

Bài 2: Hãy lập phương trình hóa học của những phản ứng có sơ đồ sau đây:

a) Na2O + H2O → NaOH.

K2O + H2O → KOH.

b) SO2 + H2O → H2SO3.

SO3 + H2O → H2SO4.

N2O5 + H2O → HNO3.

c) NaOH + HCl → NaCl + H2O.

Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O.

d)Chỉ ra loại chất tạo thành ở a), b), c) là gì? Nguyên nhân có sự khác nhau ở a) và b)

e) Gọi tên các chất tạo thành.

Lời giải:

Phương trình hóa học của phản ứng

a) Na2O + H2O→ 2NaOH. Natri hiđroxit.

K2O + H2O → 2KOH

b) SO2 + H2O → H2SO3. Axit sunfurơ.

SO3 + H2O → H2SO4. Axit sunfuric.

N2O5 + H2O → 2HNO3. Axit nitric.

c) NaOH + HCl → NaCl + H2O. Natri clorua.

2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O. Nhôm sunfat.

d) Loại chất tạo thành ở a) (NaOH, KOH) là bazơ

Chất tan ở b) (H2SO4, H2SO3, HNO3) là axit

Chất tạo ra ở c(NaCl, Al2(SO4)3 là muối.

Nguyên nhân của sự khác biệt là ở câu a) và câu b: oxit bazơ tác dụng với nước tạo bazơ; còn oxit của phi kim tác dụng với nước tạo ra axit

e) Gọi tên sản phẩm

NaOH: natri hiđroxit

KOH: kali hiđroxit

H2SO3: axit sunfurơ

H2SO4: axit sunfuric

HNO3: axit nitric

NaCl: natri clorua

Al2(SO4)3: nhôm sunfat

Bài 3: Viết công thức hóa học của những muối có tên gọi dưới đây:

Đồng (II) clorua, kẽm sunfat, sắt (III) sunfat, magie Hiđrocacbonat, canxi photphat, natri hiđrophotphat, natri đihiđrophotphat.

Lời giải:

Công thức hóa học của những muối:

CuCl2, ZnSO4, Fe2(SO4)3, Mg(HCO3)2, Ca3(PO4)2, Na2HPO4; NaH2PO4.

Bài 4: Cho biết khối lượng mol của một oxit kim loại là 160gam, thành phần về khối lượng của kim loại trong oxit đó là 70%. Lập công thức hóa học của oxit. Gọi tên oxit kim loại đó.

Lời giải:

Đặt công thức của oxit kim loại là MxOy

Ta có: M.x = 112

            16.y =48

            ⇒ x = 2 ; y = 3

            ⇒ M = 56.

Vậy M là kim loại Fe, CTHH của oxit là Fe2O3

Vậy công thức hóa học của oxit kim loại là Fe2O3 đó là sắt (III) oxit.

Bài 5: Nhôm (III) oxit tác dụng với axit sunfuric theo phương trình phản ứng sau :

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

Tính lượng muối nhôm sunfat được tạo thành nếu đã sử dụng 49g axit sunfuric nguyên chất tác dụng với 60g nhôm oxit. Sau phản ứng chất nào còn dư ? Lượng dư của chất đó là bao nhiêu ?

Lời giải:

Phương trình hóa học của phản ứng:

So sánh tỉ lệ

→ Vậy Al2O3

mAl2O3 (dư) = 60 – 17 = 43(g)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 960

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống