Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Cánh Diều: tại đây
HĐTN lớp 3 trang 86 Sinh hoạt dưới cờ: Tình cảm bạn bè
– Tham gia kể chuyện về chủ đề Tình bạn.
– Chia sẻ cảm nghĩ về câu chuyện được nghe.
Hướng dẫn:
– Học sinh tham gia kể chuyện về chủ đề Tình bạn.
Ví dụ câu chuyện Bài học cho tình bạn.
Ởngôi làng kia có một chú bé tuổi độ mười sáu. Chú là một chú bé thông minh, tốt bụng, có những suy nghĩ khá sâu sắc so với lứa tuổi của chú. Thế nhưng, chú lại thiếu lòng tin và hay buồn rầu, chú luôn cảm thấy mình thiếu bạn…
Một ngày kia, như thường lệ, chú lại cảm thấy buồn chán và không có chuyện gì làm, chú lang thang một mình dọc theo bờ biển, lẩm bẩm tự than với mình:
– Chán quá đi…Ta buồn chẳng hiểu vì sao ta buồn? Chẳng có ai hiểu ta! Chẳng có ai làm bạn với ta và thật sự coi ta là bạn…!!!
Vô tình chú giẫm phải vật gì đó dưới chân. Cuối xuống xem, chú thấy đó là một con sò nhỏ có lớp vỏ rất đẹp với nhiều màu sắc. Chú thờ ơ bỏ nó vào túi dự định đem về nhà chơi và định đi tiếp. Thình lình, con sò bỗng cất tiếng nói:
– Bạn ơi… Hãy thả tôi về với biển… Hãy giúp tôi trở về với nơi sinh ra mình… Có thể tôi không có gì để tặng lại bạn, nhưng tôi sẽ cho bạn một lời khuyên…!!!
Cậu bé vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi, lại vừa thích thú. Nhìn con sò, cậu nói:
– Được thôi, ta sẽ thả bạn về với biển, nhưng… hãy cho ta một lời khuyên trước đi… Ta đang buồn chán vì không có bạn bè đây!
Con sò cất tiếng trả lời bằng một giọng nói chậm rãi, nhẹ nhàng:
– Bạn hãy nhìn những hạt cát dưới chân bạn và nắm một nắm cát đầy đi. Bạn biết không, nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát quá xa lòng bàn tay bạn sẽ theo kẻ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi. Đó chính là những người bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn này sẽ ở lại với ta dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát này rất ít và dễ dàng rơi ra nếu ta không biết giữ gìn. Hãy đem chúng về và ngâm trong những vỉ màu đẹp nhất. Hãy giữ gìn và nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rời xa đâu. Tôi chỉ có thể khuyên bạn như vậy thôi…
Chú bé im lặng, thả con sò về lại với lòng biển xanh bao la mà không nói lời nào… Chú còn mải suy nghĩ về những điều con sò nhỏ nói…
– Chia sẻ cảm nghĩ về câu chuyện được nghe: Vui vẻ, suy tư, thấu hiểu, hiểu thêm về tinh bạn thân thiết.
HĐTN lớp 3 trang 86, 87 Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hòa giải bất đồng với bạn
3. (trang 86 SGK Hoạt động trải nghiệm 3 – Cánh diều) Nhận xét về cách xử lý bất đồng
Nêu ý kiến của em về cách xử lý tình huống khi gặp bất đồng trong mỗi bức tranh sau:
Hướng dẫn:
– Tranh 1:
+ Bạn nam đã hành động rất hợp lý khi muốn giải thích cho bạn của mình nghe.
+ Bạn nữ: Em sẽ không tỏ thái độ với bạn mà sẽ lắng nghe bạn giải thích vì khi mình chưa nghe đối phương giải thích về câu chuyện thì bản thân sẽ không hiểu được hoặc hiểu sai. Điều đó sẽ dẫn đến những hiểu nhầm không đáng có khiến tình bạn bị rạn nứt.
– Tranh 2:
+ Bạn nam: không nên đổ lỗi cho bạn của mình. Trong một trò chơi luôn có người thắng người thua. Đó là một điều hiển nhiên. Và không ai muốn làm cho đội chơi của minh bị thua cả, đó không phải lỗi của bạn nữ. Vì thế không thể đổ lỗi cho bạn nữ làm cho tổ mình thua mà nên động viên bạn. Khi làm tổ thua thì chính bạn đã cảm thấy rất áy náy, tự trách minh.
+ Bạn nữ: không nên mặc kệ bạn mà nên trong trường hợp này khi bạn nam mất bình tinh vì bị thua thì bạn nữ nên chủ động xin lỗi vì minh làm liên lụy đến tổ. Khi cả hai đều tức giận và có những lời lẽ không hay sẽ dẫn đến tình cảm bị rạn nứt. Khi bình tinh trở lại bạn nam sẽ nhận ra lỗi lầm, sự nông giận mất lí trí của minh.
4. (trang 87 SGK Hoạt động trải nghiệm 3 – Cánh diều) Thực hành hòa giải bất đồng
– Quan sát tranh và thảo luận về cách hòa giải bất đồng với bạn trong mỗi tình huống sau:
– Đóng vai thực hành hòa giải
– Chia sẻ điều em học được qua xử lý tình huống.
Hướng dẫn:
– Cách hòa giải bất đồng
+ Tranh 1: Trong trường hợp này, bạn nam nên cho bạn nữ nêu ra ý kiến của mình. Tìm những điểm chung trong hai ý kiến. Giải thích những điểm khác trong ý kiến của mình. Luôn tạo cơ hội cho đối phương nêu ý kiến của bản thân. Không áp đặt ý kiến của mình lên người khác. Từ đó cho ra ý kiến cả hai cùng đồng tình.
+ Tranh 2: Vũ nên đặt lợi ích của cả nhóm lên hàng đầu, không để những định kiến cá nhân làm ảnh hưởng đến nhôm. Giải thích cho Lan hiểu việc mình đang làm nhóm thì nên vì những bạn khác. Sau đó vẫn nhiệt tình làm việc. Khi hết thúc hoạt động nhóm nên chủ động tìm Lan để giải thích những lý do Lan không thích mình. Từ đó hai bạn có thể hiểu nhau hơn, giải quyết những hiểu nhầm không đáng có và sẽ không ngại ngùng trong những lần cùng nhóm sau.
+ Tranh 3: Các bạn nên nhường nhịn nhau trong việc chọn trò chơi. Hoặc đưa ra sự thống nhất chơi trò này trước, trò kia sau.
– Học sinh đóng vai thực hành hoà giải bất đồng.
– Chia sẻ điều học được qua xử lý tình huống: Khi giải quyết tình huống thì nên bình tinh, không nên nóng vội, mất kiểm soát để những cảm xúc tiêu cực lấn án lí trí. Nếu như vậy sẽ dẫn đến những hành động, lời nói gây tổn thương cho đối phương. Cần đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
HĐTN lớp 3 trang 87 Hoạt động tiếp nối: Chủ động hòa giải với bạn khi gặp bất đồng
Hướng dẫn:
Học sinh chủ động hòa giải với bạn khi gặp bất đồng
HĐTN lớp 3 trang 88 Sinh hoạt lớp: Tiểu phẩm về hòa giải bất đồng với bạn
– Tham gia trình diễn tiểu phẩm Hãy biết lắng nghe.
– Chia sẻ điều em học được qua tiểu phẩm.
Hướng dẫn:
– Học sinh tham gia trình diễn tiểu phẩm Hãy biết lắng nghe.
– Chia sẻ điều em học được qua tiểu phẩm: Trong các tình huống xảy ra trong cuộc sống, nên biết lắng nghe người khác. Không nên chủ quan áp đặt suy nghĩ của mình mà không cho người khác cơ hội nêu ý kiến, cơ hội giải thích.
HĐTN lớp 3 trang 88 Tự đánh giá sau chủ đề:
– Thực hiện một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm, chia sẻ đếnbạn bè xung quanh.
– Thực hiện việc hòa giải khi gặp bất đồng với bạn bè.
Hướng dẫn:
Học sinh tự đánh giá kết quả
– Học sinh thực hiện một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm, chia sẻ đếnbạn bè xung quanh như yêu thương, giúp đỡ bạn bè, giúp đỡ trẻ em, người lớn tuổi,….
– Thực hiện việc hòa giải khi gặp bất đồng với bạn bè.