Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
HĐTN lớp 3 trang 26 Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia tháng hành động “Em là học sinh thân thiện”
1. Biểu diễn và cổ vũ các tiết mục văn nghệ theo chủ đề “Em là học sinh thân thiện”.
2. Nghe và ghi nhớ những việc cần thực hiện trong tháng hành động.
Hướng dẫn:
1. Các em tích cực tham gia biểu diễn và cổ vũ các tiết mục văn nghệ theo chủ đề “Em là học sinh thân thiện” như bài Em yêu trường em, Mái trường mến yêu, Bông hồng tặng cô…
2. Học sinh lắng nghe các thầy cô phổ biến về những việc cần thực hiện trong tháng hành động, ghi nhớ và thực hiện: thể hiện sự kính yêu của mình với thầy cô giáo, làm sản phẩm tri ân thầy cô…
HĐTN lớp 3 trang 27, 28 Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Giải HĐTN lớp 3 trang 27 Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
1. Cùng bạn chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”.
Hướng dẫn:
Học sinh được chia nhóm, cùng nhau chọn mảnh ghép có nội dung về thầy cô, mái trường mà giáo viên đã chuẩn bị. Cả nhóm cùng nhanh chóng thảo luận để đoán đúng nội dung mảnh ghép nhóm đã chọn. Trò chơi chủ yếu xoay quanh chủ đề thầy cô, mái trường nên các em hãy nghĩ đến những từ khóa liên quan nhất để có thể đoán đúng nội dung bức tranh và là đội chơi giành chiến thắng.
2. Thảo luận với bạn về ý nghĩa của từ khóa.
Hướng dẫn:
– Sau khi đoán được từ khóa cuối cùng của trò chơi, các em cùng nhau thảo luận tìm ra ý nghĩa thông điệp của từ khóa mà giáo viên đưa ra. Ví dụ từ khóa đó là: Tri ân – mang ý nghĩa về việc các em luôn ghi nhớ, thể hiện lòng biết ơn, kính yêu đến các thầy cô giáo, những người đã miệt mài dạy dỗ chúng ta, đưa các em đến với bến bờ của tri thức.
3. Chia sẻ cảm nhận của em sau khi chơi.
Hướng dẫn:
– Cùng chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ của bản thân sau khi tham gia trò chơi với bạn bè và thầy cô giáo: em cảm thấy rất vui, hào hứng; qua trò chơi em đã hiểu rõ hơn về thầy cô giáo; em cảm thấy biết ơn, kính trọng các thầy cô hơn; trò chơi rất ý nghĩa…
Giải HĐTN lớp 3 trang 28 Hoạt động 2: Chia sẻ kỉ niệm về thầy, cô giáo của em
Hướng dẫn:
Học sinh có thể chia sẻ kỉ niệm về bất kì thầy cô giáo nào đã hoặc đang dạy dỗ các em mà em cảm ấn tượng, thích thú nhất. Đó có thể là những kỉ niệm vui, buồn hoặc là những món quà bất ngờ, thú vị. Trong khi chia sẻ, các em có thể dựa theo các gợi ý sau: Tên của thầy hoặc cô của em; em đã có kỉ niệm như thế nào với thầy hoặc cô đó; em suy nghĩ thế nào về kỉ niệm vừa rồi và thầy, cô đó có ảnh hưởng như thế nào đối với em.
Ví dụ: Trong suốt năm học vừa qua, em đã có rất nhiều kỉ niệm với các thầy cô giáo, các bạn. Nhưng đối với em, kỉ niệm về một món quà bất ngờ mà thầy Minh dành tặng cho em nhân ngày sinh nhật làm em nhớ mãi. Ngày hôm đó, vì là ngày sinh nhật của mình nên em đã nhận được rất nhiều lời chúc mừng từ các bạn trong lớp, em vui lắm. Chính vì thế nên trong tiết học của thầy Minh em đã rất lơ đãng, không tập trung vào bài học, bị thầy gọi lên bảng làm bài. Em đã rất lúng túng, lo lắng, sợ thầy mắng vì không làm được bài. Nhưng thầy chỉ im lặng một lúc, nhìn em cười nhẹ nhàng, rút ra một hộp quà tặng cho em và nói thầy đã chuẩn bị quà vì biết hôm nay là sinh nhật em, mong em luôn cố gắng học tập, không lơ đãng như vừa nãy nữa. Thời điểm đó, em thật sự bất ngờ và hạnh phúc, em đã hứa với thầy rằng sẽ luôn chăm ngoan, học giỏi, chăm chú nghe giảng để có thể trở thành con ngoan trò giỏi. Chính vì vậy, thầy chính là nguồn động lực khiến em chăm chỉ, siêng năng, tích cực hơn trong học tập.
Giải HĐTN lớp 3 trang 28 Hoạt động 3: Làm bảng thông tin về thầy, cô giáo của em
Hướng dẫn:
Học sinh chuẩn bị các đồ dùng cần thiết như giấy, bút, màu… để tạo một bảng thông tin về thầy cô giáo của em.
Đọc kĩ hướng dẫn các bước làm trong sách và thực hiện.
Lưu ý khi sử dụng những đồ dùng một cách an toàn, sử dụng xong nên cất vào đúng chỗ, tránh để lung tung.
HĐTN lớp 3 trang 28 Sinh hoạt lớp: Chia sẻ cảm nghĩ, mong muốn của em với thầy, cô giáo
1. Viết những điều thể hiện suy nghĩ, tình cảm và mong muốn của em đối với thầy, cô giáo.
2. Gửi vào hộp thư điều em muốn nói.
Hướng dẫn:
1. Học sinh chuẩn bị giấy, bút, viết những điều thể hiện suy nghĩ, tâm tư, tình cảm và những mong muốn của em đến với các thầy cô giáo như:
+ Cô giảng bài hay lắm, em rất thích nghe cô giảng bài.
+ Thầy tuy nghiêm khắc nhưng lúc nào cũng chu đáo, ân cần với chúng em.
+ Em ước gì sang năm em vẫn được tiếp tục học thầy.
+ Cô cười đẹp lắm, em rất thích nụ cười của cô, em mong cô luôn luôn vui vẻ và cười thật nhiều.
…
2. Sau khi hoàn thành bức tâm thư, các em có thể gửi vào hòm thư điều em muốn nói của lớp hoặc của trường để các thầy cô có thể đọc được những tâm tư, tình cảm và ước muốn của các em.