Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
HĐTN lớp 3 trang 22 Sinh hoạt dưới cờ: Hội chợ trao đổi đồ dùng, đồ chơi
– Tham gia hội chợ
– Trao đổi đồ dùng, đồ chơi với các bạn.
Hướng dẫn:
– Tham gia hội chợ
– Những đồ dùng đồ chơi trước đó em đã chuẩn bị ở nhà như là: lego, siêu nhân, truyện, …sẽ mang tới trường để trao đổi những món đồ khác của các bạn
HĐTN lớp 3 trang 22 Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Ứng xử với đồ cũ
Giải HĐTN lớp 3 trang 22 Hoạt động 1: Tham gia tiểu phẩm Nỗi buồn của quần áo cũ
– Sắm vai quần áo trong tủ nói chuyện với nhau.
– Tưởng tượng và nói ra tâm sự của
+ Chiếc áo không được dùng tới.
+ Chiếc quần mới mặc vài lần đã bị bỏ quên.
+ Đối tất (vớ) bị rơi dưới gầm tủ, bụi bám đầy.
Hướng dẫn:
“Cậu chủ đi rồi”- Tiếng lí nhí của đôi tất cất lên. Nó bị rơi xuống gầm tủ giờ đây còn bị bụi bám đầy. Áo nghe vậy liền cất tiếng:
– Cậu chủ quên lãng chúng mình rồi. Cậu ấy chẳng bao giờ nhặt tôi lên để gập gọn cất vào tủ cả. tôi tủi thân quá
Nghe vậy, Chiếc quần còn mới mặc vài lần lên tiếng;
– Tôi mới được cậu ấy mua về. Trước tôi ở trong cửa hàng được đối xử rất tốt được treo lên lúc nào cũng phẳng phiu. Cậu mới được dùng vài ba lần mà đã bị bỏ xó
Cứ thế các đồ vật cùng nhau buồn bã ỉu xìu vì bị quên lãng.
Giải HĐTN lớp 3 trang 23 Hoạt động 2: Thảo luận về đỗ cũ nên dùng tiếp hay bỏ đi
– Kể các lí do em muốn loại bỏ hoặc tiếp tục sử dụng một số đồ vật cũ của em.
– Đưa ra cách sửa chữa một số đồ cũ bị hỏng để có thể tiếp tục dùng được gắn, buộc, dán lại.
– Thảo luận những cách chia tay với đồ cũ của em
+ Bỏ đi
+ Cho tầng
+ Những cách khách
Hướng dẫn:
– Lí do em muốn loại bỏ quyển truyện vì em đã đọc nó rất nhiều lần
Lí do em muốn bỏ siêu nhân vì giờ em đã lớn và không còn chơi nó nữa
Lí do em muốn bỏ búp bê vì váy của búp bê bị rách
– Em sẽ sửa lại chiếc váy rách của búp bê bằng cách dùng chỉ để khâu lại hoặc sẽ cắt một đoạn vải nhỏ rồi may các chi tiết vào mặc lên người búp bê.
HĐTN lớp 3 trang 23 Hoạt động sau giờ học
– Kiểm tra lại đồ dùng cá nhân của em để tìm ra những món đồ đã cũ
– Phân loại đồ cũ.
+ Đồ quá cũ, không còn dùng được.
+ Đồ cũ còn tốt, vẫn sử dụng được.
Hướng dẫn:
– Kiểm tra lại đồ dùng cá nhân của em để tìm ra những món đồ đã cũ
– Phân loại đồ cũ.
+ Đồ quá cũ, không còn dùng được.
+ Đồ cũ còn tốt, vẫn sử dụng được.
HĐTN lớp 3 trang 24 Sinh hoạt lớp: Phân loại đồ cũ
Giải HĐTN lớp 3 trang 24 Hoạt động 1: Chia sẻ về việc phân loại đồ cũ của em ở nhà
– Kể những khó khăn khi tìm và phân loại đồ cũ.
– Chia sẻ cách xử lí đồ cũ sau khi phân loại:
+ Bỏ đi đối với những đồ quá cũ
+ Mang tặng những đồ cũ còn tốt
Hướng dẫn:
– Kể những khó khăn khi tìm và phân loại đồ cũ: Có những bộ quần áo bị nhàu nên phải là lại, …
– Cách xử lí đồ cũ sau khi phân loại:
+ Bỏ đi những đồ cũ khó có thể sử dụng được nữa
+ Quyên góp quần áo cũ những vẫn còn tốt cho các bạn nhỏ vùng cao, trẻ em nghèo; quyên góp những cuốn truyện sách cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn…
HĐTN lớp 3 trang 24 Hoạt động sau giờ học
– Cùng người thân sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, tiện sử dụng
– Trao đổi với người thân về những món đồ cần thiết em muốn mua mới.
Hướng dẫn:
– Các em có thể rủ anh, chị trong nhà cùng thu xếp đồ dùng gọn gàng như: đồ mùa đông để một ngăn, mùa hè một ngăn, áo sơ mi nên treo lên; tất, khăn để vào ngăn kéo nhỏ.
– Trao đổi với người thân những đồ dùng em muốn mua mới để phục vụ nhu cầu ăn mặc, học tập…