Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
HĐTN lớp 3 trang 25 Sinh hoạt dưới cờ: Ngày hội “Tiêu dùng thông minh”
Giao lưu với khách mời về cách chi tiêu thông minh
Hướng dẫn:
Chi tiêu thông minh là cách chi tiêu mà mọi người hiện nay đều có xu hướng hướng tới trong tiêu dùng. Cụ thể chi tiêu thông minh là cách phân chia các khoản tiền sao cho phù hợp với món đồ mình có ý định mua, chỉ tập trung chi tiền vào những món đồ thực sự cần thiết.
Ví dụ mỗi sáng em được mẹ cho 100 nghìn đồng để mua đồ ăn sáng. Nếu thừa số tiền thừa đó em sẽ đúc lợn, tích được một khoản nhỏ mua vài món đồ mình thích, còn nếu không số tiền đó em đem quyên góp…
HĐTN lớp 3 trang 25 Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Người tiêu dùng thông minh
Giải HĐTN lớp 3 trang 25 Hoạt động 1: Kể chuyện tương tác Tôi thực sự cần gi?
– Tham gia kể câu chuyện về các con thú nhỏ đòi mẹ mua những món đồ không cần đến:
+ Thỏ con tai dài muốn mua mũ đổi.
+ Chuột túi muốn mua túi đeo.
+ Ngựa con đòi mua giày.
– Giải thích và thuyết phục các con thú nghĩ lại, không mua những món đồ không cần thiết.
Hướng dẫn:
Ngày cuối tuần, thỏ, chuột túi, ngựa gặp mặt nhau. Ai nấy cũng than thở
Thỏ con tai dài nói:
– Tớ muốn mua một chiếc mũ hồng xinh xắn để đội lên đầu
Chuột túi lại bảo:
– Còn tớ đang thích một chiếc túi màu xanh lá. Mình sẽ đòi mẹ mua cho bằng được.
Ngựa không kém cạnh:
– Mình đang ngắm mua giày. Đi những chiếc giày đỏ này vào chắc chắn sẽ giúp mình vô cùng xinh đẹp.
Em ở bên cạnh giải thích:
– Các cậu ơi, chúng mình đã lớn rồi cần phải chi tiêu thông minh bằng cách không mua những thứ thật sự không cần thiết. Thỏ con ơi, chẳng có chiếc mũ nào mượt và ấm như bộ lông của cậu cả nên mua 1 chiếc mũ như vậy là không cần. Hơn nữa hai tai cậu dài như kia khi đội mũ sẽ bị kênh lên không đẹp xíu nào. Chuột túi từ khi sinh ra đã có trên mình một chiếc túi ở bụng rồi nên mua một chiếc túi ngoài là thứ thừa thãi. Ngựa con di chuyển chủ yếu bằng những chiếc móng vô cùng vững chãi, nếu giờ mua giày để đeo vào việc đi lại sẽ gặp khó khăn.
Vậy nên đó là những lí do mà chúng ta không nên mua những món đồ đó nhé.
Giải HĐTN lớp 3 trang 26 Hoạt động 2: Sắm vai xử lí tình huống
– Sử dụng các câu hỏi dưới đây để xử lí những tình huống về tiêu dùng
+ Bạn đã có món đồ đó chưa?
+ Nếu đồ cũ mà vẫn dùng được thì sao?
+ Nếu đồ vật đó hỏng, có cách nào để sửa không ?
– Gợi ý tình huống
+ Bạn muốn mua thêm cặp tóc (kẹp tóc) để thay đổi mẫu cặp tóc mỗi ngày
+ Bạn muốn mua hộp bút mới để thay hộp bút cũ đã bị rách một góc
+ Bạn muốn mua…
Hướng dẫn:
– Sử dụng các câu hỏi dưới đây để xử lí những tình huống về tiêu dùng:
+ Bạn thực sự cần món đó đó không?
+ Món đồ đó có thực sự hữu ích không?
…
– Gợi ý tình huống
+ Bạn muốn mua cặp sách khác vì nó bị hỏng cái chốt.
+ Bạn muốn mua chiếc áo mới vì áo cũ đã ngắn tay
+ Bạn muốn mua cái gọt bút chì mới vì cái cũ đã bị cùn.
HĐTN lớp 3 trang 27 Hoạt động sau giờ học
Trao đổi với người thân:
– Về việc nên hay không mua những món đồ mới
– Cách sử dụng đồ dùng tiết kiệm tránh lãng phí
Hướng dẫn:
– Em hỏi bố/ mẹ có nên mua quần, áo, balo, giày…mới hay không. Bố/ mẹ giải thích lí do nên hay không nên mua
– Cách sử dụng đồ dùng tiết kiệm sao cho không bị lãng phí là em nên giữ gìn cẩn thận, luôn nhẹ tay tránh làm rơi làm vỡ,…
HĐTN lớp 3 trang 27 Sinh hoạt lớp: Cũ mà vẫn tốt
Giải HĐTN lớp 3 trang 27 Hoạt động 1: Chia sẻ kết quả kiểm tra đồ dùng cá nhân
– Liệt kê những đồ dùng cần mua mới
– Kể về những đồ dùng có thể sử dụng lại
Hướng dẫn:
– Liệt kê những đồ dùng cần mua mới như: đồ dùng học tập đã cũ, quần áo đã bị ngắn…
– Kể về những đồ dùng có thể sử dụng lại:
….
Giải HĐTN lớp 3 trang 27 Hoạt động 2: Thực hành sửa đồ dùng bị hỏng
– Dán lại trang sách
– Bọc lại sách, vở
Hướng dẫn:
– Dán lại trang sách bằng băng dính, keo dán, …
– Bọc lại sách, vở bằng giấc bọc hoặc báo cũ rồi ghi nhãn vở cẩn thận.
-…
HĐTN lớp 3 trang 27 Hoạt động sau giờ học
Thực hành sửa chữa đồ dùng bị hỏng theo hướng dẫn của người thân
Hướng dẫn:
– Em bọc lại sách vở bằng bìa trong suốt, lột bỏ lớp dán, để vở thật ngay ngắn để khi dán không bị chệch.
HĐTN lớp 3 trang 27 Tự đánh giá sau chủ đề Nếp sống đẹp
Hướng dẫn:
– Các em tự đánh giá kết quả sau khi học xong chủ đề nếp sống đẹp theo các mức độ: chưa hoàn thành, hoàn thành và hoàn thành tốt.