Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Lời giải bài tập & trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 54, 55 HĐTN lớp 7 trong Tìm hiểu những nghề hiện có tại địa phương sách Kết nối tri thức giúp học sinh học tốt môn Hoạt động trải nghiệm 7.

– Quan sát và nêu tên nghề trong mỗi hình ảnh sau:

– Nêu tên các nghề hiện có ở địa phương em.

Trả lời:

1. Trồng lúa.

2. Chăn nuôi gia súc (lợn)

3. Trồng cây ăn quả

2. Thợ hàn

5. Thợ xây

6. Thợ may

7. Làm muối

8. Nghề đan

– Những nghề nghiệp có ở địa phương: nghề làm gạch, xây dựng, chăn nuôi, làm tương.

Gợi ý:

– Tên nghề hiện có ở địa phương

– Những công việc đặc trưng của nghề

– Trang thiết bị, dụng cụ cơ bản để làm nghề

– Những phẩm chất, năng lực của người làm nghề

– Những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm các công việc của nghề

Trả lời:

Làng tranh Đông Hồ

Tranh làng Đông không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được “sản xuất” với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50cm mỗi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp… Xem tranh gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng họ; hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói những bộ tứ binh, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa…

Lời giải bài tập & trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 55, 56 HĐTN lớp 7 trong Tìm hiểu những nghề hiện có tại địa phương sách Kết nối tri thức giúp học sinh học tốt môn Hoạt động trải nghiệm 7.

Gợi ý:

Trả lời:

– Em thảo luận và đưa ra những cách thu thấp thông tin khi tìm hiểu đặc trưng nghề của địa phương:

+ Đọc trên mạng xã hội

+ Đến tận nơi quan sát

+ Thông qua phim ảnh, trải nghiệm công việc.

+ Phỏng vấn người lao động.

Gợi ý:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN

– Tên dự án tìm hiểu nghề

– Mục tiêu thực hiện dự án

– Nhóm thực hiện.

– Nội dung cụ thể:

+ Cách tiến hành: Phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi; làm một số công việc của nghề; tìm thông tin trên internet; quay phim, chụp ảnh; quan sát thực tế thông qua tham quan.

+ Phương tiện: Câu hỏi/ phiếu phỏng vấn; giấy bút; máy ảnh hoặc điện thoại thông minh; máy tính nối mạng internet; tài liệu khuyến nông.

+ Thời gian: Một tuần (từ…đến…

Trả lời:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN

– Tên dự án tìm hiểu nghề nón lá xứ Huế

– Mục tiêu thực hiện dự án: tìm hiểu về một làng nghề truyền thống, một giá trị văn hóa tốt đẹp.

– Nhóm thực hiện: Nhóm Ước Mơ-gồm 5 bạn trong lớp 7B

– Nội dung cụ thể:

+ Cách tiến hành: Phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi; làm một số công việc của nghề; tìm thông tin trên internet; quay phim, chụp ảnh; quan sát thực tế thông qua tham quan.

+ Phương tiện: Câu hỏi/ phiếu phỏng vấn; giấy bút; máy ảnh hoặc điện thoại thông minh; máy tính nối mạng internet; tài liệu khuyến nông.

+ Thời gian: Một tuần từ ngày 1/3/2022-7/3/2022.

Nhiệm vụ

Phân công

Sản phẩm dự kiến

1. Tìm hiểu, thu thập thông tin về các công đoạn làm nón lá

Nguyễn Minh Hoàng

Phạm Mai Anh

– Bản ghi chép các thông tin thu thập được về công việc đặc trưng của nghề.

– Hình ảnh minh họa.

2. Tìm hiểu, thu thập thông tin, dữ liệu về trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề làm nón lá.

Mai Hoàng Ánh

Hoàng Quỳnh Bùi

Bản ghi chép thông tin thu thập được và hình ảnh về trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề làm nón lá

3. Tìm hiểu, thu thập thông tin, dữ liệu về phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề

Hoàng Mạnh Trường

– Ghi chép về những năng lực, phẩm chất cần có của người làm nghề.

4. Tìm hiểu, thu thập thông tin dữ liệu về những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề

Vũ Thảo Vân

Hoàng Anh Hậu

– Bản ghi chép và hình ảnh về những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề làm nón lá

Bài thuyết trình làm nón lá

Nón lá từ xưa đến nay đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt, chiếc nón lá có sự gắn bó với người lao động Việt Nam, hình ảnh những thiếu nữ đôi mươi mặc áo dài, đội nón lá đã trở thành biểu tượng của người Việt. Hình ảnh có sức lay động và truyền cảm hứng với bạn bè về văn hóa, con người.

Nón lá thân thương với hình ảnh người con gái Việt mặc áo dài, tay cầm nón lá chính là biểu tượng du lịch. Tà áo dài là trang phục truyền thống nón lá vật dụng không thể thiếu bởi đất nước ta nguồn gốc từ một nước nông nghiệp, thường xuyên làm việc ngoài trời thời tiết nhiệt đới nắng nóng nên cần có một vật dụng để che nắng khi làm việc từ đó nón lá ra đời. Hình ảnh những chiếc nón trắng giữa đồng luôn là hình tượng quen thuộc với mỗi người chúng ta. Nón lá công dụng cũng như các loại mũ khác. Nón lá dạng hình chóp, đáy tròn trịa thường có đường kính khoảng từ 50 cm đến 60 cm. Nón lá dùng làm vật trang trí đường kính nhỏ hơn hoặc lớn hơn. Nón lá thường được làm bằng lá cọ hoặc lá dừa, người ta thường chọn các loại lá này bởi tính chất dai, không thấm nước. Tên gọi chiếc nón lá cũng xuất phát từ hình dáng cũng như nguyên liệu chính để làm ra nón.

Nguyên liêu làm nón còn có nan tre, kim chỉ, hình ảnh trang trí. Khi làm nón lá lá dừa hoặc lá cọ sẽ được chọn lựa kĩ càng thường người ta hay chọn lá cọ. Lá làm nón phải đạt tiêu chuẩn xanh, nổi gân, bóng bẩy. Lá sau khi được chọn phơi héo từ 2 đến 4 tiếng, khi lá mềm chuẩn bị để làm thành nón. Chuẩn bị nguyên liệu nan tre. Nan tre từ thân cây tre, độ mềm dẻo dễ uốn nắn. Nan tre được vót tròn đường kính khoảng 1 đến 2 cm. Nguyên liệu sau cùng mà người làm cần có đó là kim chỉ màu và hình ảnh trang trí, sơn dầu. Những chiếc nón lá ngày nay trang trí đa dạng, đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ người tiêu dùng. Sau khi trang trí xong, họ sẽ phết một lớp sơn dầu lên bên trên để tạo độ bóng bề mặt ngoài nón và giúp chiếc nón lá có độ bền màu khi sử dụng sẽ lâu hơn. Người dùng chỉ cần chọn quai nón theo sở thích, dây quai nón người ta hay chọn các dải lụa hoặc vải tổng hợp, chiều dài thường từ 70 đến 80 cm. Dây quai nón giữ chắc nón trên đầu hoặc công dụng để treo nón lên cao, khi đó thì việc bảo quản chiếc nón lá sẽ lâu dài hơn.

Chiếc nón lá Việt Nam thể hiện truyền thống văn hóa và là sản phẩm của người Việt Nam làm tôn lên vẻ đẹp, duyên dáng và gợi của của người phụ nữ Việt Nam

Lời giải bài tập & trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 57 HĐTN lớp 7 trong Tìm hiểu những nghề hiện có tại địa phương sách Kết nối tri thức giúp học sinh học tốt môn Hoạt động trải nghiệm 7.

Trả lời:

– Em thực hiện dự án theo kế hoạch đã lập ra.

– Cần có một bản kế hoạch chi tiết, đầy đủ thành viên tham gia để hoạt động.

– Về nội dung:

+ Các sản phẩm dự án: Thông tin dữ liệu đã xử lí về các công việc đặc trưng của nghê, các trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nghê; những năng lực, phẩm chất cần có của người làm nghề; những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề này ở địa phương.

+ Về những đề xuất của nhóm sau khi thực hiện dự án

– Về hình thức:

Trả lời:

Nhóm báo cáo kết quả đã thực hiện được.

– Xem bài thuyết trình cách làm nón lá đã trình bày.

– Lựa chọn hình thức thuyết trình đa dạng, nên mang cả vật phẩm đến trưng bày để các bạn tự quan sát.

Đánh giá kết quả và quá trình thực hiện dự án nghiên cứu tìm hiểu nghề ở địa phương

Gợi ý:

Dự án có đạt được mục tiêu không?

Dự án có hoàn thành đúng thời hạn không?

Sự hợp tác và tinh thần thái độ thực hiện nhiệm vụ.

Những kinh nghiệm, bài học rút ra qua việc thực hiện dự án.

Trả lời:

– Em đánh giá kết quả và quá trình thực hiện dự án nghiên cứu tìm hiểu nghề ở địa phương theo các tiêu chí đã gợi ý.

– Dự án đã đạt được mục tiêu khi tìm hiểu về một làng nghề truyền thống.

– Dự án hoàn thành đúng thời hạn với sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của các thành viên.

– Những bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án:

+ Cần có thêm nhiều hình ảnh, tư liệu để thuyết trình được phong phú.

+ Trong quá trình làm, cần chú ý quan sát đưa ra những điều đặc biệt của công việc.

Lời giải bài tập & trả lời câu hỏi Hoạt động 4 trang 58 HĐTN lớp 7 trong Tìm hiểu những nghề hiện có tại địa phương sách Kết nối tri thức giúp học sinh học tốt môn Hoạt động trải nghiệm 7.

Em hãy trải nghiệm nghề mình quan tâm để bổ sung hiểu biết thực tế về nghề ở địa phương. Có thể tham quan cơ sở sản xuất ở địa phương và tham gia làm một số công việc đơn giản của nghề.

Bổ sung các thông tin về nghề, nhất là thông tin về yêu cầu phẩm chất, năng lực đối với người lao động của nghề mà em quan tâm.

Trả lời:

– Em trải nghiệm nghề thực tế ở địa phương, tham quan cơ sở sản xuất ở địa phương để trải nghiệm quy trình làm.

– Thu thập thêm thông tin: vật liệu, công đoạn…

– Những phẩm chất, năng lực cần thiết với người lao động: kiên trì, tỉ mỉ, học hỏi.

Lời giải bài tập & trả lời câu hỏi Đánh giá chủ đề 8 trang 58 HĐTN lớp 7 trong Tìm hiểu những nghề hiện có tại địa phương sách Kết nối tri thức giúp học sinh học tốt môn Hoạt động trải nghiệm 7.

Câu hỏi trang 58 Hoạt động trải nghiệm 7:

Kể được tên ít nhất 5 nghề hiện có ở địa phương.

Nêu được ít nhất 3 công việc đặc trưng của 1-2 nghề ở địa phương.

Nêu được các trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của ít nhất 2 nghề hiện có ở địa phương.

Nêu được yêu cầu về phẩm chất và năng lực của 1 – 2 nghề ở địa phương và người lao động.

Nhận diện được những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm 1 – 2 nghề ở địa phương.

Tích cực, quan tâm tìm hiểu nghề ở địa phương.

Trả lời:

– Em đánh giá mức độ Đạt/ Chưa đạt theo các tiêu chí nêu ra.

– Đạt: Hoàn thành. Chưa đạt: Chưa hoàn thành.

– Tiếp tục hoàn thành những nội dung chưa đạt được.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1097

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống