Chủ đề 1: Các phép đo

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Mở đầu trang 31 KHTN lớp 6:

Mẹ: Mẹ sờ trán em Vinh thấy hơi nóng. Có lẽ em Vinh bị sốt rồi. 

Vân: Con sờ trán em Vinh thấy bình thường mà. 

Vậy em Vinh có bị sốt không? Để biết chính xác em Vinh có bị sốt không ta nên làm thế nào?

Lời giải:

– Vinh có bị sốt. 

– Để biết chính xác Vinh có bị sốt hay không, ta cần đo nhiệt độ của em Vinh.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Câu hỏi thảo luận 1 trang 31 KHTN lớp 6:

Thực hiện thí nghiệm như mô tả ở thí nghiêm 1 và cho biết cảm nhận của em về độ “nóng”, “lạnh” ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 có như nhau không? Từ đó em có thể rút ra nhận xét gì?

 

Lời giải:

– Cảm nhận về độ “nóng”, “lạnh” ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 khác nhau. Ngón tay từ cốc 1 sẽ có cảm giác nóng, ngón tay từ cốc 3 có cảm giác lạnh hơn.

– Từ đó, em rút ra nhận xét: Cảm giác của tay không xác định đúng được độ nóng, lạnh của 1 vật. 

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Câu hỏi thảo luận 2 trang 31 KHTN lớp 6:

Lời giải:

Để so sánh độ “nóng”, “lạnh” của các vật, người ta dùng đại lượng là nhiệt độ.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Câu hỏi thảo luận 3 trang 31 KHTN lớp 6:

Lời giải:

Nhiệt kế y tế

Nhiệt kế điện tử

Nhiệt kế rượu

Ưu thế

– Giá thành rẻ. 

– Cấu tạo nhiệt kế thủy ngân khá đơn giản nên dễ thao tác và sử dụng. 

– Cho kết quả có độ chính xác cao. 

– An toàn và phù hợp với mọi đối tượng.

– Có khả năng chống chịu va đập tốt không lo hiện tượng bị vỡ nứt.

– Cho kết quả nhanh, chính xác chỉ sau 5 – 10 giây.

– Đơn giản, dễ sử dụng. – Dễ đo cho trẻ nhỏ.

– Có tiếng báo khi đo xong.

– Vị trí đo đa dạng.

– Có thể đo nhiệt độ thấp.

– Đo nhiệt độ chính xác 

– Ít độc hại và ít nguy hiểm hơn nhiệt kế thủy ngân.

– Thường đo nhiệt độ không khí xung quanh và nhiệt độ nước.

Hạn chế

– Thao tác mất thời gian.

– Khó đo cho trẻ nhỏ vì cần phải giữ đủ lâu mới đo nhiệt độ chính xác.

– Vạch hiển thị kết quả thường rất nhỏ, dễ bị nhìn nhầm.

– Có nguy cơ bị vỡ rất cao => gây ngộ độc thủy ngân.

– Phải kẹp vào nách mới đo được.

– Giá thành cao hơn nhiệt kế thủy ngân.

– Độ chính xác của nhiệt kế điện tử thường sai lệch so với nhiệt kế thủy ngân khoảng 0,2 – 0,50 C.

– Phải giữ đúng tư thế và vị trí tiếp xúc chuẩn thì kết quả mới chính xác.

– Không thể đo nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi của chất lỏng bên trong bóng đèn.

– Kém bền hơn vì rượu bay hơi nhanh.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Câu hỏi thảo luận 4 trang 33 KHTN lớp 6:

Có các nhiệt kế như hình 7.6, để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Vì sao?

Lời giải:

– Để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm, ta dùng được nhiệt kế hình 7,6 c vì:

+ Nhiệt độ sôi của nước xấp xỉ 1000C nên phải dùng nhiệt kế có GHĐ cũng phải lớn hơn hoặc bằng 1000C.

+ nhiệt kế hình 7.6 C có GHĐ 1400C lớn hơn 1000C nên phù hợp để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm.

– Để đo nhiệt độ cơ thể, có thể dùng nhiệt kế trong hình 7.6 a và 7.6 b vì:

+ Vì nhiệt độ cơ thể người khoảng 370C nằm trong giới hạn đo của 2 nhiệt kế.

+ Nhiệt kế trong hình 7.6 c ta không nên dùng vì nó có ĐCNN là 20C, khi đo nhiệt độ cơ thể người không có độ chính xác cao.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Câu hỏi thảo luận 5 trang 33 KHTN lớp 6:

Hãy đo nhiệt độ của 2 cốc nước rồi điền kết quả theo mẫu bảng 7.1

Lời giải:

Đối tượng cần đo

Nhiệt độ ước lượng (0C)

Chọn dụng cụ đo

nhiệt độ

Kết quả đo (0C)

Tên dụng cụ đo

GHĐ

ĐCNN

Lần 1:

t1

Lần 2:

t2

Lần 3:

t3

 

Cốc 1

250C

Nhiệt kế y tế

42 0C

0,10C

24,30C

25,70C

25,40C

 

Cốc 2

100C

Nhiệt kế y tế

42 0C

0,10C

10,60C

9,80C

10,30C

 

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Luyện tập 1 trang 21 KHTN lớp 6:

Lời giải:

– Ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật:

+ Giác quan chúng ta cảm nhận chiếc bút bi có chiều dài 15 cm, nhưng khi dùng thước kẻ để đo chiều dài bút bi thì ta đo được chiều dài thực của bút là 14 cm.

+ Giác quan chúng ta cảm thấy có thể mặc vừa chiếc áo này, nhưng khi mặc vào lại không vừa do chiếc áo có kích thước nhỏ hơn cơ thể chúng ta.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Luyện tập 2 trang 32 KHTN lớp 6:

Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của mỗi nhiệt kế ở hình 7.3, 7.4 và 7.5

Lời giải:

– GHĐ của nhiệt kế: là nhiệt độ lớn nhất mà nhiệt kế đo được.

– ĐCNN của nhiệt kế: là khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp trên nhiệt kế. 

* Do đó: 

– Hình 7.3: Nhiệt kế thủy ngân có:

+ GHĐ: 42 0C.

+ ĐCNN: 0,1 0C.

– Hình 7.4: Nhiệt kế hồng ngoại có:

+ GHĐ: 45 0C.

+ ĐCNN: 0,5 0C.

– Hình 7.5: Nhiệt kế rượu có:

+ GHĐ: 50 0C.

+ ĐCNN: 1 0C.

2. Thang nhiệt độ

3. Thực hành đo nhiệt độ

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Vận dụng 1 trang 34 KHTN lớp 6:

Lời giải:

– Chỉ có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế nước vì:

+ Rượu hay thủy ngân có tính co dãn vì nhiệt đều, còn nước không có tính chất này. 

+ Do sự giãn nở của nước rất đặc biệt khi ở nhiệt độ từ 00C đến 40C thì nước co lại chứ không nở ra còn thủy ngân khi ở nhiệt độ này cũng không bị đóng băng.

 => Do đó, người ta phải dùng nhiệt kế rượu hoặc thủy ngân để là nhiệt kế chứ không thể dùng nước.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Vận dụng 2 trang 34 KHTN lớp 6:

Lời giải:

* Cách đo nhiệt độ của cơ thể em:

– Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của cơ thể em.

– Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp (nhiệt kế y tế).

– Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo (Vẩy mạnh cho thủy ngân tụt xuống dưới nhiệt độ 350C).

– Bước 4: Thực hiện phép đo (kẹp nhiệt kế y tế vào nách).

– Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo (được kết quả 370C).

* Em thực hành đo nhiệt độ của cơ thể và ghi nhận kết quả.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Bài 1 trang 34 KHTN lớp 6:

Tại sao thang chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế thuỷ ngân thường ghi nhiệt độ từ 35°C đến 42°C?

Lời giải:

Thang chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế thuỷ ngân thường ghi nhiệt độ từ 35°C đến 42°C vì nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người, mà cơ thể người có nhiệt độ chỉ trong khoảng từ 35°C đến 42°C.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Bài 2 trang 34 KHTN lớp 6:

Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế thường dùng?

A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.                             B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí.

C. Thay đổi màu sắc của một vật theo nhiệt độ.      D. Hiện tượng nóng chảy của các chất.

Lời giải:

Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế dựa vào s dãn nở vì nhiệt của chất lỏng trong nhiệt kế. Chất lỏng nở ra (tăng thể tích) khi nóng lên hay co lại (giảm thể tích) khi lạnh đi trong nhiệt kế.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Bài 3 trang 34 KHTN lớp 6:

Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng.

Lựa chọn loại nhiệt kế để đo nhiệt độ của: 

a, Cơ thể người            b, nước sôi                         c, không khí trong phòng

Lời giải:

a, Đo cơ thể người dùng nhiệt kế y tế.

b, Đo nhiệt độ của nước sôi dùng nhiệt kế thủy ngân.

c, Đo nhiệt độ không khí trong phòng dùng nhiệt kế rượu.

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1067

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống