Chủ đề 8: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây

Bài 17 KHTN lớp 7: Mọi hoạt động đều cần năng lượng, ví dụ như xe máy chạy cần năng lượng từ xăng. Sinh vật hoạt động cũng cần năng lượng. Vậy năng lượng cung cấp cho sinh vật lấy từ đâu và nhờ quá trình nào?

 

Trả lời:

– Năng lượng cung cấp cho sinh vật lấy từ ánh sáng Mặt Trời và các chất hữu cơ do cơ thể tự tổng hợp (thực vật, tảo,…) hoặc từ các dinh dưỡng mà cơ thể lấy vào thông hoạt động tiêu hóa (động vật, con người,…).

– Năng lượng cung cấp cho sinh vật nhờ quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.

Câu hỏi 1 trang 87 KHTN lớp 7:

 

Trả lời:

Sơ đồ thu nhận và thải ra các chất trong quá trình trao đổi chất ở người:

 

Tìm hiểu thêm trang 88 KHTN lớp 7:

Trả lời:

– Một số biện pháp khác giúp tăng cường trao đổi chất của cơ thể:

  + Ngủ đủ giấc.

  + Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng.

– Giải thích: Sở dĩ các biện pháp này có thể giúp tăng cường trao đổi chất của cơ thể vì các biện pháp giúp các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể khỏe mạnh → thúc đầy nhu cầu về các chất trong cơ thể tăng lên đồng thời hoạt động trao đổi chất cũng diễn ra hiệu quả hơn.

Câu hỏi 2 trang 88 KHTN lớp 7:

Trả lời:

– Một số dạng năng lượng: quang năng, cơ năng, nhiệt năng,…

– Một số ví dụ về sự chuyển hóa năng lượng ở thực vật và động vật: 

 + Thực vật chuyển hóa năng lượng ánh sáng Mặt Trời (quang năng) thành hóa năng tích lũy trong các liên kết hóa học ở các chất hữu cơ.

 + Động vật chuyển hóa hóa năng (năng lượng trong các liên kết hóa học) thành cơ năng để thực hiện các hoạt động như chạy, đạp xe, ném bóng,…

Luyện tập 1 trang 88 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Năng lượng cung cấp cho các hoạt động của con người là do thức ăn vào cơ thể mà có. Thức ăn vào cơ thể xảy ra sự biến đổi nhờ các phản ứng chuyển hóa vật chất và năng lượng, khiến cho hóa năng chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng cơ thể, hóa năng chuyển hóa thành cơ năng giúp cơ thể hoạt động được (đi lại, chơi thể thao,…).

→ Vậy trong các hoạt động ở người (đi lại, chơi thể thao,…) đã có sự biến đổi năng lượng từ hóa năng thành nhiệt năng và cơ năng.

Câu hỏi 3 trang 88 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Trao đổi chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống vì trao đổi chất và năng lượng có vai trò:

– Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

– Cung cấp các chất cần thiết để xây dựng cơ thể.

– Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, tránh cho cơ thể bị đầu độc do sự tích lũy chất thải.

→ Cả 3 vai trò trên đều mang tính sống còn đối với cơ thể sinh vật. Nếu không có quá trình chuyển hóa thì không có năng lượng để duy trì sự sống. Vì vậy trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống.

Thực hành trang 89 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Ví dụ minh họa về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể:

 – Cơ thể người lấy vào khí O2, thải ra khí COgiúp duy trì sự sống.

–  Cơ thể lấy vào các chất dinh dưỡng trong thức ăn, qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng tạo ra vật chất giúp cơ thể lớn lên, tăng chiều cao, cân nặng.

Vận dụng 1 trang 89 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng. Vì khi nghỉ ngơi cơ thể vẫn cần năng lượng để duy trì các hoạt động sống cơ bản như hô hấp, tuần hoàn,… Tuy nhiên, năng lượng được dùng khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi sẽ cần ít hơn so với khi cơ thể ở trạng thái hoạt động.

Vận dụng 2 trang 89 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Khi làm việc nhiều cần tiêu thụ nhiều thức ăn vì làm việc nhiều khiến cơ thể sử dụng nhiều năng lượng → cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng qua việc ăn nhiều thức ăn để chuyển hoá thành năng lượng bù lại lượng đã sử dụng

Vận dụng 3 trang 89 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Khi vận động cơ thể nóng dần lên vì: Khi vận động cần sử dụng nhiều năng lượng → quá trình chuyển hóa diễn ra mạnh để giải phóng năng lượng đáp ứng nhu cầu của cơ thể đồng thời trong quá trình chuyển hóa này có tạo ra năng lượng nhiệt → quá trình chuyển hóa diễn ra càng mạnh thì lượng nhiệt tạo ra cần nhiều → làm cho cơ thể nóng dần lên.

Vận dụng 4 trang 89 KHTN lớp 7:

Trả lời:

– Cơ thể thường sởn gai ốc khi gặp lạnh vì: Khi trời lạnh cơ thể cần có cơ chế để ổn định và duy trì thân nhiệt và sởn gai ốc chính là một trong những cơ chế đó. Khi đó, các lỗ chân lông trên da sẽ co lại và dựng đứng lên gây ra hiện tượng sởn gai ốc nhằm làm giảm lượng nhiệt thoát ra tránh mất nhiệt cho cơ thể.

– Cơ thể thường rùng mình khi gặp lạnh vì: Rùng mình cũng là một trong những cơ chế giúp có thể duy trì thân nhiệt khi gặp lạnh. Khi rùng mình, các cơ hoạt động khiến cho nhu cầu năng lượng để cung cấp cho các cơ nhiều hơn → kích thích quá trình chuyển hóa diễn ra càng mạnh → sinh nhiệt năng nhiều hơn để bù đắp cho cơ thể.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1076

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống