Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Bài 29 KHTN lớp 7: Trong tổng lượng nước mà rễ cây hấp thụ vào chỉ có một lượng rất nhỏ được cây sử dụng, phần lớn lượng nước sẽ bị mất đi do quá trình thoát hơi nước ở lá. Đây là một “tai họa” đối với cây trong điều kiện môi trường khô hạn. Tại sao quá trình thoát hơi nước làm thất thoát một lượng nước lớn nhưng cây vẫn cần có quá trình này?

Trả lời:

Quá trình thoát hơi nước làm thất thoát một lượng nước lớn nhưng cây vẫn cần có quá trình này vì:

– Quá trình thoát hơi nước của cây tạo lực hút để vận chuyển nước và các chất từ rễ lên thân và lá trong mạch gỗ.

– Quá trình thoát hơi nước giúp lá cây không bị đốt nóng dưới tác động của ánh sáng mặt trời.

– Quá trình thoát hơi nước còn tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở thực vật (khí carbon dioxide đi vào trong lá cung cấp cho quá trình quang hợp, khí oxygen được thải ra ngoài môi trường).

Câu hỏi thảo luận 1 trang 131 KHTN lớp 7:

Trả lời:

– Phần lớn rễ cây có thể hút nước và muối khoáng nhờ lông hút – tế bào biểu bì rễ kéo dài tạo thành.

– Những thực vật không có lông hút thì chúng hút nước và muối khoáng nhờ nấm rễ (mối quan hệ cộng sinh giữa hệ rễ thực vật và nấm).

Câu hỏi thảo luận 2 trang 131 KHTN lớp 7:

Trả lời:

– Sự hấp thụ nước và muối khoáng: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ môi trường ngoài vào miền hút bằng lông hút.

– Sự vận chuyển nước và muối khoáng: Nước và muối khoáng trong đất → lông hút → biểu bì → thịt vỏ → mạch gỗ của rễ.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 132 KHTN lớp 7:

Trả lời:

– Dịch mạch gỗ chứa chủ yếu là nước và muối khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin,…) được tổng hợp ở rễ.

– Dịch mạch rây chứa chủ yếu là chất hữu cơ được tổng hợp ở lá, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin, ATP và một số muối khoáng).

Câu hỏi thảo luận 4 trang 132 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Chiều vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây ngược nhau:

– Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên thân, lá… (chiều đi lên).

– Mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống các cơ quan khác của cây (chiều đi xuống).

Câu hỏi thảo luận 5 trang 132 KHTN lớp 7:

a) Tại sao vào những ngày nắng nóng, đứng dưới bóng cây lại thấy mát?

b) Nhờ lực hút hay lực đẩy mà quá trình thoát hơi nước qua khí khổng có thể giúp các chất được vận chuyển trong mạch gỗ một cách dễ dàng?

c) Nếu cây không thoát hơi nước thì cây có lấy được khí carbon dioxide không? Vì sao?

d) Em hãy cho biết những vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cây?

Trả lời:

a) Vào những ngày nắng nóng, đứng dưới bóng cây lại thấy mát vì cây có quá trình thoát hơi nước qua khí khổng ở lá giúp giảm nhiệt độ môi trường xung quanh gốc cây.

b) Lá ở trên tán cây → Nhờ lực hút mà quá trình thoát hơi nước qua khí khổng có thể giúp các chất vận chuyển trong mạch gỗ một cách dễ dàng.

c) Nếu cây không thoát hơi nước thì cây không lấy được khí carbon dioxide. Vì: Việc lấy khí carbon dioxide từ môi trường vào là do hoạt động mở của khí khổng lúc thoát hơi nước. Khi cây đủ nước, tế bào khí khổng trương nước, căng ra, làm khí khổng mở rộng, hơi nước thoát ra ngoài, tạo điều kiện cho khí carbon dioxide đi vào bên trong tế bào lá.

d) Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cây:

– Quá trình thoát hơi nước tạo lực hút cho sự vận chuyển nước và muối khoáng trong cây.

– Điều hòa nhiệt độ bề mặt lá (lá không bị nóng dưới tác động của ánh sáng mặt trời).

– Tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở thực vật (khí carbon dioxide đi vào trong lá cung cấp cho quá trình quang hợp, khí oxygen được thải ra ngoài môi trường).

Câu hỏi thảo luận 6 trang 133 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là lượng nước trong tế bào hạt đậu:

– Khi tế bào hạt đậu trương nước, khí khổng mở.

– Khi tế bào hạt đậu mất nước, khí khổng đóng lại.

Câu hỏi thảo luận 7 trang 133 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Sự biến đổi của thành tế bào hạt đậu trong hoạt động đóng, mở khí khổng:

– Khi tế bào hạt đậu trong khí khổng trương nước, thành tế bào căng ra làm khí khổng mở rộng.

– Khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm khí khổng đóng lại.

Luyện tập trang 134 KHTN lớp 7:

Trả lời:

– Vào những ngày mùa hè nóng bức, cây thoát hơi nước mạnh hơn để điều hòa nhiệt độ bề mặt lá (lượng nước mất đi lớn).

– Mặt khác, vào ngày nóng bức, nước trong đất cũng bị bốc hơi khiến cho độ ẩm của đất giảm, cây khó hấp thụ được nước.

→ Người ta thường tưới nước nhiều hơn cho cây trồng vào những ngày mùa hè nóng nhằm giúp cây có thể hấp thụ được nước, bù lại lượng nước bị mất qua sự thoát hơi nước, duy trì các hoạt động sinh lí diễn ra bình trường trong cây.

Câu hỏi thảo luận 8 trang 134 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và muối khoáng của cây là: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm của đất, độ ẩm không khí, độ pH của đất, độ tơi xốp của đất, hàm lượng khoáng,…

Vận dụng trang 135 KHTN lớp 7:

Trả lời:

• Một số biện pháp tưới nước hợp lí cho cây:

– Nên tưới vào buổi sáng hoặc chiều tối, không tưới nước khi trời nắng gắt.

– Tùy loại cây (cây ưa ẩm, cây ưa khô), loại đất (đất cát, đất thịt, đất phù sa,…), các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây, điều kiện thời tiết (khô cằn, mưa nhiều),… để điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp, không tưới quá nhiều và cũng không tưới quá ít.

• Một số biện pháp bón phân hợp lí cho cây:

– Khi bón phân cần kết hợp với tưới nước.

– Cần bón phân đúng lúc, đúng loại, đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời tiết và mùa vụ nhằm tăng năng suất cho cây trồng nhưng cũng không để lại các hậu quả tiêu cực với nông sản và môi trường.

Câu hỏi thảo luận 9 trang 135 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Để tưới nước và bón phân hợp lí cần dựa vào một số yếu tố như:

– Loài cây (cây ẩm sinh, cây hạn sinh, cây trung sinh, cây hàng năm, cây lâu năm,…)

– Thời kì sinh trưởng (bén rẽ, đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, thu hoạch,…)

– Loại đất trồng (đất cát, đất sét, đất phù sa,…)

– Điều kiện thời tiết (nắng nóng, mưa nhiều,…)

Câu hỏi thảo luận 10 trang 135 KHTN lớp 7:

Trả lời:

– Khi lượng nước cây hấp thụ được ở rễ bằng hoặc lớn hơn lượng nước mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá thì cơ thể thực vật đủ nước để sinh trưởng, phát triển, thực hiện các phản ứng hóa học trong tế bào nên cây phát triển bình thường.

– Khi lượng nước cây hấp thụ được ở rễ bé hơn lượng nước mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá thì cây bị thiếu hụt nước nghiêm trọng dẫn đến các hoạt động sống của cây đều bị ngưng trệ. Kết quả khiến cho cây bị héo và chết.

Câu hỏi thảo luận 11 trang 135 KHTN lớp 7:

a) Cây chuẩn bị ra hoa.

b) Cây ở thời kì thu hoạch quả.

c) Cây đâm chồi, đẻ nhánh.

Trả lời:

Các giai đoạn cây đâm chồi, đẻ nhánh và chuẩn bị ra hoa cần tưới nhiều nước cho cây vì ở các giai đoạn này, cây cần nhiều nước để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng cường tổng hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng đảm bảo cho quá trình sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ. Tưới nhiều nước sẽ đảm bảo cho sự hòa tan và vận chuyển các chất dinh dưỡng, các phản ứng sinh hóa trong tế bào diễn ra thuận lợi từ đó cây sinh trưởng, phát triển nhanh, ra hoa đúng thời vụ.

Câu hỏi thảo luận 12 trang 135 KHTN lớp 7:

a) Bón phân không đủ.

b) Bón phân quá nhiều.

Trả lời:

a) Khi bón phân không đủ, cây thiếu chất dinh dưỡng sẽ không đủ nguyên liệu và năng lượng để thực hiện quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, dẫn đến cây sinh trưởng, phát triển kém; năng suất, chất lượng thấp.

b) Khi bón phân quá nhiều, áp suất thẩm thấu của đất tăng lên khiến rễ cây không hấp thụ được nước và muối khoáng dẫn đến cây bị héo, chết dần. Ngoài ra, việc bón phân quá nhiều mà cây sử dụng không hết còn dẫn đến tình trạng lãng phí, gây ô nhiễm môi trường, tồn dư phân bón trong nông phẩm,…

Câu hỏi thảo luận 13 trang 135 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Để bón phân hợp lí cần tuân theo những nguyên tắc: bón đúng loại, đúng liều lượng và thành phần dinh dưỡng, đúng nhu cầu của cây, đúng lúc và phù hợp với điều kiện đất đai cũng như thời tiết, mùa vụ.

Câu hỏi thảo luận 14 trang 136 KHTN lớp 7:

Trả lời:

– Nếu tưới nước quá ít, cây sẽ bị thiếu nước để thực hiện các hoạt động sống, dẫn đến sinh trưởng, phát triển kém thậm chí cây bị chết.

– Nếu tưới quá nhiều nước, tình trạng ngập úng có thể làm thối rễ cây khiến cho cây không hấp thụ được nước, cây cũng sẽ chết.

– Nếu bón quá ít phân, cây không đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, dẫn đến năng suất và chất lượng giảm.

– Nếu bón quá nhiều phân, rễ cây cũng không hấp thụ được nước và muối khoáng dẫn đến cây bị héo, chết dần. Ngoài ra, còn có thể làm cho cây bị ngộ độc, tồn dư lượng phân bón hoặc phát triển về chiều cao quá mức dẫn đến dễ gãy đổ,…

Luyện tập trang 136 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Người ta thường khoét lỗ bên dưới đáy các chậu dùng để trồng cây để nước tưới dư thừa có thể thoát ra ngoài tránh gây ngập úng làm thối rễ cây khiến cây bị chết.

Vận dụng trang 136 KHTN lớp 7:

– Vì sao trước khi trồng cây, người ta cần cày, xới, làm cho đất tơi, xốp?

– Vì sao sau khi bón phân, người ta thường tưới nước cho cây?

Trả lời:

– Trước khi trồng cây, người ta cần cày, xới, làm cho đất tơi, xốp để tạo độ thoáng khí cho đất giúp rễ cây hấp thụ oxygen tốt hơn. Khi rễ cây có đủ oxygen, rễ cây sẽ có thể tiến hành hô hấp mạnh tạo ra áp suất thẩm thấu cao, thuận lợi cho rễ hấp thụ nước và muối khoáng nuôi cây. Nhờ đó, cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

– Cây chỉ hút và vận chuyển được các chất khoáng ở dạng hòa tan. Vì vậy, sau khi bón phân, người ta thường tưới nước cho cây để các chất dinh dưỡng trong phân được hòa tan nhờ đó cây có thể hấp thụ được.

Bài 1 trang 136 KHTN lớp 7: Vì sao khi đem cây đi trồng ở một nơi khác, người ta phải cắt bớt cành, lá?

Trả lời:

Khi đánh cây đi trồng ở nơi khác, bộ rễ của cây bị tổn thương dẫn đến khả năng hút nước và muối khoáng bị hạn chế không đủ để bù vào lượng nước mất đi do thoát hơi nước qua lá. Nếu để nhiều cành, lá, cây sẽ bị mất cân bằng nước (lượng nước lấy vào ít hơn lượng nước bị mất đi do thoát hơi nước). Do đó, người ta thường cắt bớt cành, lá trước khi chuyển cây đi trồng ở nơi khác để giảm cường độ thoát hơi nước (hạn chế lượng nước mất đi) cho đến khi khả năng hấp hút nước và muối khoáng của cây được phục hồi.

Bài 2 trang 136 KHTN lớp 7: Em hãy dự đoán khả năng phát triển của các loài thực vật sau đây ở mức độ: bình thường (+), bị héo hoặc có thể chết (-). Giải thích.

Trả lời:

– Dự đoán khả năng phát triển của các loài thực vật:

Loài

Lượng nước tưới vào đất (ml/ngày)

Lượng nước cây hút vào (ml/ngày)

Lượng nước thoát qua lá (ml/ngày)

Khả năng 

phát triển

A

1000

500

450

+

B

500

1500

1400

+

C

2000

2000

1850

+

D

0

250

520

– Giải thích:

+ Ở loài A, B, C, lượng nước thoát qua lá nhỏ hơn lượng nước rễ cây hút vào nên các tế bào và mô có đủ nước, cây phát triển bình thường.

+ Ở loài D, lượng nước thoát qua lá lớn hơn lượng nước rễ cây hút vào nên cây không đủ nước dẫn đến tình trạng cây bị héo và sẽ chết nếu tình trạng này kéo dài. 

Bài 3 trang 136 KHTN lớp 7: Trong vườn cây ăn quả, khi quan sát thấy có nhiều cây bị vàng lá, có ý kiến cho rằng các cây này có thể đang thiếu nitrogen.

a) Em hãy cho biết ý kiến trên đúng hay sai. Vì sao?

b) Nếu ý kiến trên là đúng, chúng ta cần bón loại phân nào để cung cấp nitrogen cho cây?

Trả lời:

a) Theo em ý kiến trên là đúng. Vì nitrogen là thành phần cấu tạo nên chất diệp lục. Khi thiếu nitrogen, chất diệp lục trong lá giảm nên có hiện tượng vàng lá.

b) Để cung cấp nitrogen cho cây, có thể bón phân ure, NPK hoặc phân hữu cơ có hàm lượng nitrogen cao.

Bài 4 trang 136 KHTN lớp 7: Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.

Trả lời:

Câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” nói về kinh nghiệm của cha ông trong trồng trọt. Theo đó, để cây sinh trưởng, phát triển mạnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt thì cần phải đảm bảo đủ bốn yếu tố sau:

– Nước: Nước là yếu tố quan trọng nhất vì nước là thành phần chính cấu tạo nên tế bào và tham gia vào hầu hết hoạt động sinh lí của cây. Muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt cần phải cung cấp đủ nước cho cây trồng.

– Phân: Phân là yếu tố quan trọng thứ hai. Phân sẽ là nguồn chất dinh dưỡng bổ sung cho đất, đảm bảo cho cây có nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào giúp cây sinh trưởng và phát triển.

– Cần: Cần là sự cần cù, chăm chỉ của người nông dân trong việc tưới nước, xới đất, chống hạn, chống úng,… hợp lí (kĩ thuật chăm sóc) tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho cây sinh trưởng, phát triển.

– Giống: Giống là yếu tố quan trọng thứ tư. Giống quy định năng suất và chất lượng cây trồng. Giống tốt kết hợp với việc cung cấp đủ nước, đủ chất dinh dưỡng và chăm sóc tốt sẽ cho năng suất cao.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 947

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống