Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Bài 29 KHTN lớp 7: Quan sát một cây trưởng thành to lớn được phát triển từ một hạt nhỏ xíu ban đầu, có bao giờ em tự hỏi: Nhờ đâu mà cây có thể lớn lên được? Nguyên liệu để tạo nên sự thay đổi kì diệu đó là gì?
Trả lời:
– Cây lớn lên nhờ sự tăng lên về số lượng và kích thước của tế bào trong cơ thể do sự lớn lên và phân chia của tế bào.
– Nguyên liệu để tạo nên sự thay đổi về kích thước của cây là nước và chất dinh dưỡng.
Câu hỏi 2 trang 122 KHTN lớp 7:
Tính phân cực của phân tử nước được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Tính phân cực của phân tử nước: Cặp electron trong liên kết cộng hóa trị bị lệch về phía nguyên tử oxygen nên đầu mang nguyên tử oxygen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử hydrogen tích điện dương.
Câu hỏi 1 trang 123 KHTN lớp 7:
Trả lời:
– Vai trò của nước đối với sinh vật:
+ Là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật.
+ Góp phần vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
+ Là nguyên liệu và môi trường của nhiều quá trình sống trong cơ thể như quá trình quang hợp, tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng,…
+ Góp phần điều hòa nhiệt độ cơ thể.
– Nếu cơ thể sinh vật bị thiếu nước thì quá trình sống cơ bản sẽ bị rối loạn và có thể dẫn đến tử vong.
Câu hỏi 2 trang 123 KHTN lớp 7:
Trả lời:
Đề xuất cách tiến hành thí nghiệm chứng minh khẳng định “Nếu thiếu nước trong thời gian dài, cây sẽ bị héo, giảm sức sống và có thể chết”:
– Sử dụng hai chậu cây giống nhau:
+ Một chậu (A) cung cấp đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, tưới nước thường xuyên.
+ Chậu còn lại (B) cung cấp đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng nhưng không tưới nước.
– Quan sát sự phát triển của cây trong 2 chậu: Sau một thời gian, cây trong chậu (A) vẫn phát triển bình thường còn cây trong chậu (B) bị héo, giảm sức sống và chết dần.
Câu hỏi 3 trang 123 KHTN lớp 7:
Trả lời:
Khi bị nôn, sốt cao hoặc tiêu chảy, chúng ta cần:
– Sử dụng phương pháp phù hợp để ngăn cản hiện tượng nôn, sốt cao hoặc tiêu chảy nhằm ngăn cản sự tiếp tục mất nước của cơ thể.
– Bổ sung lại nước, chất điện giải cho cơ thể bằng đường ăn uống hoặc truyền dịch.
Hoạt động trang 125 KHTN lớp 7:
Trả lời:
Chất dinh dưỡng |
Vai trò chính đối với cơ thể |
Thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng |
Một số biểu hiện của cơ thể khi bị thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng |
Protein |
– Cấu tạo tế bào và cơ thể – Giúp các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra thuận lợi hơn |
Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,… |
– Thiếu protein: cơ thể sẽ gầy, ngừng lớn, chậm phát triển thể lực và tinh thần,… – Thừa protein: bệnh thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch, bệnh gout,… |
Carbohydrate |
Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu |
– Lúa gạo, ngô, khoai, bánh mì,… |
– Thiếu carbohydrate: sút cân và mệt mỏi, hạ đường huyết,… – Thừa carbohydrate: béo phì, thừa cân. |
Lipid |
– Dự trữ năng lượng – Chống mất nhiệt – Là dung môi hòa tan một số loại vitamin giúp cơ thể hấp thụ được |
– Dầu, mỡ, bơ,… |
– Thiếu lipid: chậm phát triển chiều cao và cân nặng. – Thừa lipid: thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch,… |
Vitamin và chất khoáng |
– Tham gia cấu tạo enzyme, xương, răng,… – Tham gia các hoạt động trao đổi chất của cơ thể |
– Hoa quả, rau,… |
– Thiếu vitamin: rối loạn chuyển hóa, còi xương,… – Thừa vitamin: ngộ độc, tiêu chảy, sỏi thận,… |