Chương 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Câu hỏi 1 trang 137 KHTN lớp 7:

Bảng 32.1

Trả lời:

Thí nghiệm

Hiện tượng/Kết quả

Chứng minh thân cây vận chuyển nước

– Lá của cây cần tây bị nhuộm màu giống màu của cốc nước.

– Khi cắt ngang thân cây thấy rõ các chấm tròn có màu nhuộm đậm.

Chứng minh lá thoát hơi nước

– Chậu A (đã ngắt toàn bộ lá cây): Phần túi nylon hầu như không có sự thay đổi nào.

– Chậu B (để nguyên lá): Phần túi nylon bị mờ đục bởi hơi nước.

Câu hỏi 2 trang 137 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Giải thích kết quả của các thí nghiệm và rút ra kết luận:

– Đối với thí nghiệm chứng minh thân cây vận chuyển nước:

+ Giải thích: Nước sẽ được vận chuyển từ cuống lá lên lá theo mạch gỗ của cuống lá. Bởi vậy, lá và phần mạch gỗ ở cuống lá sẽ được bắt màu giống như màu của cốc nước màu tương ứng.

+ Kết luận: Mạch gỗ chịu trách nhiệm vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân rồi lên lá.

– Đối với thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước:

+ Giải thích: Ở thực vật, lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu. Ở chậu A, do cây đã bị ngắt toàn bộ lá nên hầu như quá trình thoát hơi nước của cây không diễn ra → Phần túi nylon của chậu A không có hơi nước bám lên. Ở chậu B, do cây được để nguyên lá nên quá trình thoát hơi nước qua lá của cây diễn ra bình thường, hơi nước thoát ra ngoài được phần túi nylon giữ lại → Phần túi nylon ở chậu B bị mờ đục bởi hơi nước.

+ Kết luận: Quá trình thoát hơi nước diễn ra chủ yếu ở lá.

Câu hỏi 1 trang 137 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước ta phải sử dụng nước pha màu để:

– Phân biệt được nước do thân cây hút vào và lượng nước có sẵn trong cây.

– Để dễ quan sát hiện tượng xảy ra.

Câu hỏi 2 trang 137 KHTN lớp 7:

Trả lời:

Trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước phải trùm túi nylon trong suốt, kín toàn bộ phần lá cây vì:

– Phải trùm túi nylon trong suốt để cây vẫn nhận được ánh sáng đảm bảo cho khí khổng mở ra → quá trình thoát hơi nước qua lá diễn ra bình thường đồng thời việc trùm túi nylon trong suốt cũng đảm bảo việc quan sát kết quả thí nghiệm được dễ dàng hơn (nếu có hơi nước thoát ra sẽ làm phần túi nylon bị mờ đục).

– Phải trùm kín toàn bộ phần lá cây vì nếu trùm không kín thì hơi nước sẽ bị thoát ra ngoài môi trường, không đảm bảo được tính chính xác của kết quả thí nghiệm.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 988

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống