Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Hoạt động khởi động
(trang 27 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Hãy kể tên và nêu những đặc điểm về một vùng biển hoặc hoang mạc hay vùng núi nào đó mà em biết.
Trả lời:
– Sa mạc Sahara được bao bọc bởi Đại Tây Dương ở phía Tây, dãy núi Atlas và Địa Trung Hải ở phía Bắc, Biển Đỏ (Hồng Hải) và Ai Cập ở phía Đông; Sudan và thung lũng sông Niger ở phía Nam, có diện tích lên tới 8,6 triệu km vuông.
– Ngoài việc rộng lớn hơn các sa mạc khác thì lượng mưa ở đây cũng ít hơn hẳn. Lượng mưa hàng năm tại đây thấp hơn 25 mm, ở phía Đông sa mạc, lượng mưa hàng năm có thể giảm xuống chỉ còn 5 mm. Nước không thường rơi trực tiếp xuống tạo mưa tại Sahara mà thường tạo ra sương mù.
– Ở Sahara không có nhiều thảm thực vật để giữ nhiệt sau khi Mặt trời lặn, do đó nhiệt độ có thể trở nên rất lạnh vào buổi tối. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa ngày và đêm tạo ra sương mù.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về môi trường hoang mạc
a) Phân bố hoang mạc
(trang 27 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Quan sát hình 1, hãy:
– Xác định vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra và hoang mạc Gô-bi.
– Cho biết các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu.
Trả lời:
– Vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra và hoang mạc Gô-bi:
+ Hoang mạc Xa-ha-ra nằm ở Bắc Phi.
+ Hoang mạc Gô-bi nằm ở Đông Á.
– Sự phân bố của các hoang mạc trên thế giới:
+ Hoang mạc trên thế giới phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến.
+ Nguyên nhân : Khu vực chí tuyến là nơi áp cao có lượng mưa rất ít nên dễ hình thành hoang mạc.
b) Đặc điểm khí hậu
(trang 28 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Quan sát hình 2, 3 và đọc thông tin, hãy:
– Nhận xét sự khác nhau về chế độ nhiệt và lượng mưa của hai hoang mạc Xa-ha-ra và Gô-bi.
– Nêu đặc điểm chung về khí hậu hoang mạc.
Trả lời:
*Sự khác nhau về chế độ nhiệt và lượng mưa của hai hoang mạc Xa-ha-ra và Gô-bi:
+ Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc đới nóng, biên độ nhiệt cao. Mùa hạ rất nóng, mùa đông ấm. Mưa nhiều vào tháng 7, 8, không mưa vào tháng 1, 2.
+ Hoang mạc Gô-bi là hoang mạc đới ôn hòa, biên độ nhiệt rất cao. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh. Mưa nhiều vào tháng 7, 8, không mưa nhiều tháng liền (tháng 11 đến tháng 5).
– Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc
+ Khí hậu cực kì khô hạn, lượng mưa thấp, bốc hơi nhanh,
+ Sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm, mùa đông và mùa hè.
c) Đặc điểm khác của môi trường hoang mạc
(trang 29 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Quan sát hình 4, 5 và mô tả cảnh quan hoang mạc.
Đọc thông tin và hoàn thành bảng theo gợi ý sau:
– Sự thích nghi của động vật và thực vật ở hoang mạc
Cách thích nghi của thực vật | Cách thích nghi của động vật |
---|---|
Trả lời:
– Mô tả hình 4 và 5:
+ Hình 4 là hoang mạc ở châu Phi, thể hiện một vùng cát rộng lớn, hình thành những cồn cát lớn, giữa hoang mạc hình thành ốc đảo là nơi mà cây cối có thể sinh sống.
+ Hình 5 là hoang mạc ở Bắc Mĩ, lại là vùng sỏi đá với các cây bụi gai và xương rồng khổng lồ mọc rải rác.
– Sự thích nghi của động thực vật:
Cách thích nghi của thực vật | Cách thích nghi của động vật |
---|---|
-Rút ngắn chu kì sinh trưởng phù hợp với thời kì có mưa. -Lá tiêu biến thành gai hoặc bọc sáp để hạn chế thoát hơi nước. -Dự trữ nước trong thân. -Thân cây lùn thấp, bộ rễ to và dài có thể hút được nước sâu |
-Bò sát, côn trùng sống vùi mình trong bãi cát hoặc hốc đá -Linh dương, lạc đà,… có khả năng chịu đói khát cao và đi xa tìm kiếm thức ăn và nước uống |
2. Tìm hiểu môi trường vùng núi
(trang 30 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Quan sát hình 6, 7 và kết hợp đọc thông tin, hãy:
– Trình bày đặc điểm về khí hậu và sinh vật ở môi trường vùng núi.
– Hoàn thành bảng sau:
Độ cao của các tầng thực vật ở hai sườn Bắc, Nam trên dãy An-pơ
Tầng thực vật | Độ cao | |
---|---|---|
Sườn Bắc | Sườn Nam | |
Rừng lá rộng | 0m | dưới 0m |
Rừng cây lá kim | dưới 1000m | 2000m |
Đồng cỏ | trên 2000m | gần 3000m |
Tuyết | trên 3000m | 3000m |
3. Tìm hiểu môi trường biển và đại dương
(trang 31 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Quan sát hình 8, đọc thông tin hãy:
– So sánh diện tích của biển và đại dương với diện tích các lục địa
– Nêu vai trò của biển và đại dương
– Cho biết vì sao cần phải bảo về môi trường biển và đại dương.
Trả lời:
– Diện tích biển và đại dương lớn gấp 3 lần diện tích lục địa.
– Vai trò của biển và đại dương:
+ Là môi trường sống của sinh vật biển
+ Cung cấp hơi nước cho khí quyển, điều hòa khí hậu.
+ Có nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên,…)
+ Cung cấp muối, tạo nguồn điện (điện thủy triều), phát triển giao thông vận tải, du lịch…
– Cần phải bảo vệ môi trường biển và đại dương vì :
+ Biển mang lại rất nhiều thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản ,du lịch biển, dịch vụ thương mại đường biển, các ngành khai thác khoáng sản do đó để đảm bảo các lợi ích lâu dài và bền vững cần phải bảo vệ môi trường biển .
+ Môi trường biển bị ô nhiễm có thể gây ra hiệu quả cho các khu vực khác.
+ Biển là một phần chủ quyền thiêng liêng cần phải bảo vệ và phát triển.
+ Biển còn là nơi cư trú của rất nhiều loài sinh vật bao gồm cả con người Nam bảo vệ môi trường biển là vấn đề cấp bách và sống còn
C. Hoạt động luyện tập
1. (trang 31-32 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Quan sát hình 9, nhận xét về sự thay đổi của các vành đai thực vật ở núi đới nóng, vùng đới ôn hòa và giải thích
Trả lời:
– Vành đai thực vật ở vùng núi thuộc hai đới đều có đặc điểm là thay đổi theo độ cao:
+ Đới nóng có 6 vành đai: rừng rậm, rừng cận nhiệt trên núi, rừng hỗn giao ôn đới trên núi, rừng lá kim ôn đới núi cao, đồng cỏ núi cao và vành đai tuyết vĩnh viễn.
+ Đới ôn hoà chỉ có 5 vành đai: rừng lá rộng ôn đới, rừng hỗn giao ôn đới, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao và vành đai tuyết vĩnh viễn.
Như vậy, đới nóng có thêm vành đai rừng rậm nhiệt đới mà đới ôn hoà không có. Ở đới nóng, các vành đai thực vật nằm ở độ cao cao hơn đới ôn hoà.
– Nguyên nhân: do ở đới nóng luôn có nhiệt độ cao hơn ở đới ôn hoà.
2. (trang 32 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Dựa vào hình 1 và kiến thức đã học, hãy cho biết nguyên nhân hình thành hoang mạc. Tại sao các hoang mạc lại phân bố nhiều ở dọc hai đường chí tuyến?
Trả lời:
– Nguyên nhân hình thành sa mạc:
+ Do có dòng biển lạnh ở ngoài khơi ngăn hơi nước từ biển vào
+ Nằm sâu trong nội địa xa ảnh hưởng của biển
+ Nằm dọc theo đường chí tuyến là nơi rất ít mưa
– Các hoang mạc lại phân bố nhiều ở dọc hai đường chí tuyến là vì có áp cao cận chí tuyến gây ít mưa, thời tiết ổn định.
3. (trang 32 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Cho biết ở môi trường nào hay xảy ra lũ quét và sạt lở đất. Hãy liên hệ thực tế ở nước ta
Trả lời:
– Lũ quét và sạt lở đất thường xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống
– Nước ta, lũ quét thường xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc và cá tỉnh miền Trung
D-E. Hoạt động vận dụng-Tìm tòi mở rộng
(trang 32 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Học sinh lựa chọn một trong hai nội dung sau:
1. Hãy sưu tầm thông tin hoặc trao đổi với người thân để biết được cách đề phòng, giảm nhẹ những thiệt hại do lúc quét và lở đất gây ra ở vùng núi.
2. Trao đổi với người thân, hãy sưu tầm thông tin, hình ảnh về một số hoang mạc trên thế giới.
Trả lời:
1.Biện pháp đề phòng, giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét gây ra:
– Cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lý sử dụng đất đai hợp lí.
– Thực hiện các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.
2.Hình ảnh về một số hoang mạc