Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Hoạt động khởi động
(Trang 99 KHXH 8 VNEN)
– Hãy kể tên hai quốc gia có dân số đông nhất thế giới và cho biết các quốc gia đó nằm ở châu lục nào.
– Chọn một quốc gia và nêu hiểu biết của em về dân cư của quốc gia đó.
Trả lời:
– Hai quốc gia có dân số đông nhất thế giới là:
+ Trung Quốc với 1,4 tỷ dân.
+ Ấn Độ với 1,3 tỷ dân.
+ Cả hai quốc gia trên đều thuộc châu Á.
– Dân số Ấn Độ là 1.375.345.350 (02/2020) theo số liệu từ Liên Hợp Quốc. Dân số Ấn Độ hiện chiếm 17,71% dân số thế giới. Ấn Độ đang đứng thứ 2 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Ấn Độ là 463 người/km2. Với tổng diện tích đất là 2.972.892 km2. 34,03% dân số sống ở thành thị (460.779.764 người vào năm 2018). Độ tuổi trung bình ở Ấn Độ là 28,4 tuổi.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về dân cư và sự phân bố dân cư
(Trang 99 KHXH 8 VNEN) Dựa vào bảng 1, quan sát hình 1 và đọc thông tin, hãy:
– So sánh số dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, mật độ dân số của châu Á với các châu lục khác và rút ra nhận xét.
– Nhận xét về sự phân bố dân cư, các thành phố lớn ở châu Á và giải thích.
Trả lời:
– Về số dân: Dân số châu Á lớn nhất so với các châu lục khác và chiếm 60,6% dân số thế giới năm 2002. Dân số châu Á gấp 4,9 lần châu Phi (13,5%) và 117,7 lần châu lục có dân số ít nhất là châu Đại Dương (0,5%).
– Tốc độ gia tăng dân số: Châu Phi có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất (2,4%), giai đoạn 1950 – 2002 dân số tăng nhanh, gấp 3,8 lần. Tiếp đến là châu Mĩ với 1,4%, giai đoạn 1950 – 2002 dân số tăng gấp 2,5 lần. Tỉ lệ gia tăng dân số châu Á khá cao và bằng mức gia tăng dân số thế giới với 1,3%, giai đoạn 1950 – 2002 dân số tăng nhanh liên tục, gấp 2,7 lần. Châu Âu có tốc độ gia tăng dân số âm (0,1%), dân số già và nhiều quốc gia có nguy cơ suy giảm dân số (như Đức, Pháp…).
* Nhận xét về sự phân bố dân cư, các thành phố lớn ở châu Á:
– Dân cư châu Á phân bố không đồng đều.
+ Tập trung nhiều ở những vùng có khí hậu thuận lợi: ở lưu vực các con sông lớn, gần biển để thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh tế, trao đổi trao lưu buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới.
+ Ngược lại ở những vùng nằm sâu trong nội địa dân số ít dần do điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
2. Tìm hiểu về các chủng tộc và tôn giáo
(Trang 101 KHXH 8 VNEN) Quan sát hình 2 và đọc thông tin, hãy cho biết:
– Dân cư châu Á thuộc những chủng tộc nào. Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở những khu vực nào?
– Địa điểm và thời điểm ra đời của bốn tôn giáo lớn ở châu Á.
Trả lời:
– Dân cư châu Á thuộc các chủng:
+ Đại chủng Môn-gô-lô-ít: ở khu vực, Bắc Á, Đông Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.
+ Đại chủng Ơ-rô-pê-ô-ít: ở Trung Á, Nam Á và Tây Nam Á.
+ Chủng tộc Ô-xtra-lô-ít rải rác ở Nam Á, Đông Nam Á.
– Địa điểm và thời điểm ra đời của bốn tôn giáo lớn ở châu Á:
+ Ấn Độ giáo: ra đời đầu thiên niên kỉ I trrước Công nguyên tại Ấn Độ.
+ Phật Giáo: ra đời vào thế kỉ VI Công nguyên, tại Ấn Độ.
+ Ki-tô giáo: ra đời vào đầu Công nguyên, tại Pa-let-xtin.
+ Hồi giáo: ra đời vào thế kỉ VII sau Công nguyên, tại Ả-rập Xê-út.
C. Hoạt động luyện tập
(Trang 102 KHXH 8 VNEN) Dựa vào bảng 1, hãy:
– Tính tỉ lệ dân số các châu lục so với thế giới (lấy dân số thế giới bằng 100%) năm 2013.
– Vẽ bản đồ hình tròn thể hiện tỉ lệ dân số các châu lục so với thế giới năm 2013.
Trả lời:
– Tỷ lệ dân số các châu lục so với thế giới (đơn vị: %)
– Bản đồ thể hiện tỉ lệ dân số các châu lục so với thế giới năm 2013 (đơn vị: %)
D-E. Hoạt động vận dụng – tìm tòi mở rộng
(Trang 102 KHXH 8 VNEN) Trao đổi với người thân hoặc tra cứu thông tin để biết sự phân bố dân cư ở nước ta. Dựa vào nội dung bài học, rút ra điểm tương đồng giữa sự phân bố dân cư ở nước ta với sự phân bố dân cư ở châu Á.
Trả lời:
* Đặc điểm dân cư nước ta:
– Dân số đông.
– Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng châu thổ sông, vùng duyên hải miền trung, ven biển.
– Mật độ dân cư lớn (308 người/km2), nhất là các thành phố lớn.
– Sự phân bố có sự không đồng đều.
* Điểm tương đồng trong phân bố dân cư nước ta và dân cư châu Á:
– Dân cư tập trung đông ở đồng bằng và ven biển.
– Mật độ dân số lớn.
– Sự phân bố không đồng đều.