Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Hoạt động khởi động
(Trang 102 KHXH 8 VNEN) Quan sát hình 1, kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy kể tên một số ngành sản xuất công nghiệp và sản phẩm công nghiệp của châu Á
Trả lời:
– Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử… phát triển mạnh ờ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan…
– Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm vv…) phát triển ở hầu hết các nước.
– Ngày nay, các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch…) được các nước rất coi trọng. Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội
(Trang 103 KHXH 8 VNEN) Dựa vào bảng 1, hãy:
– So sánh và rút ra nhận xét về GDP và GDP/người của một số quốc gia châu Á.
– Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội của châu Á.
Trả lời:
– So sánh và nhận xét về GDP và GDP/người của một số quốc gia châu Á:
Có thể thấy, kinh tế châu Á phát triển không đều. Nước có bình quân GDP/người cao nhất (Nhật Bản) gấp nước có GDP/người thấp nhất (Lào) là 105,4 lần. Dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch về sự phát triển kinh tế của hai nước nằm trong cùng một châu lục.
– Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội của châu Á:
+ Tốc độ phát triển kinh tế cao.
+ Trình độ phát triển giữa các quốc gia, các vùng miền có sự chênh lệch lớn.
+ Trong xã hội, trình độ dân trí có sự chênh lệch cao giữa các vùng.
+ Tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo lớn.
2. Tìm hiểu về các ngành kinh tế
a) Nông nghiệp
(Trang 104 KHXH 8 VNEN) Quan sát hình 2 và đọc thông tin, hãy:
– Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.
– Trình bày đặc điểm của ngành nông nghiệp ở châu Á?
Trả lời:
– Đặc điểm của ngành nông nghiệp châu Á:
+ Ở châu Á, lúa gạo là cây lương thực chủ yếu. Cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Trái lại, cây lúa mì và cây ngô được trồng chủ yếu ờ các vùng đất cao và khí hậu khô hơn. Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của thế giới.
+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.
+ Một số nước như Thái Lan, Việt Nam hiện nay trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.
+ Các vật nuôi của châu Á cũng rất đa dạng. Ở các vùng khí hậu ẩm ướt, vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn. gà, vịt… Ở các vùng khí hậu tương đối khô hạn, vật nuôi chủ yếu là dê, bò, ngựa, cừu… Đặc biệt. Bác Á thuộc vùng khí hậu lạnh, vật nuôi quan trọng nhất là tuần lộc.
b) Công nghiệp
(Trang 105 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy:
– Nêu đặc điểm của ngành công nghiệp ở châu Á.
– Cho biết sự phân bố của các ngành công nghiệp chủ yếu ở châu Á.
Trả lời:
– Đặc điểm của ngành công nghiệp ở châu Á:
+ Nền sản xuất công nghiệp đa dạng, nhiều ngành quan trọng.
+ Trình độ sản xuất có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia.
+ Nhiều quốc gia nền sản xuất công nghiệp vẫn lạc hậu, kém phát triển, một số quốc gia phát triển vượt bậc hàng đầu.
– Sự phân bố của các ngành công nghiệp chủ yếu ở châu Á:
+ Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.
+ Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử… phát triển mạnh ờ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan…
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm vv…) phát triển ở hầu hết các nước.
+ Ngày nay, các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch…) được các nước rất coi trọng. Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.
c) Dịch vụ
(Trang 105 KHXH 8 VNEN) Dựa vào bảng 1 và đọc thông tin, hãy:
– Nhận xét tỉ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của một số nước châu Á.
– Cho biết những nước nào có ngành dịch vụ phát triển cao. Giải thích tại sao.
Trả lời:
– Ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của 1 số quốc gia như Hàn Quốc, Xin-ga-po cao, chiếm hơn 50% tổng GDP quốc gia. Các quốc gia còn lại đều dưới 50%.
– Nhật Bản và Xin-ga-po có dịch vụ phát triển cao vì:
+ Các quốc gia này có nền kinh tế sản xuất phát triển, có thể ứng dụng phát triển du lịch.
+ Đời sống cư dân cao (GDP lớn) nên nhu cầu về dịch vụ lớn.
C. Hoạt động luyện tập
(Trang 106 KHXH 8 VNEN)
1. Dựa vào bảng thống kê đã hoàn thành ở mục 2a (nông nghiệp), cho biết loại cây lương thực được trồng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á và giải thích.
2. Dựa vào bảng 1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc và Nê-pan. Từ biểu đồ đã vẽ, cho biết sự khác biệt về cơ cấu kinh tế của hai quốc gia này.
Trả lời:
Biểu đồ cơ cấu kinh tế theo GDP của Hàn Quốc và Nê-pan (đơn vị:%)
– Hàn Quốc: Đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ và công công nghiệp, đặc biệt là dịch vụ (chiếm 59,2%). Trong khi đó, nông nghiệp chỉ chiếm 2,3% trong cơ cấu kinh tế GDP. Như vậy, Hàn Quốc là nước công nghiệp mới với nền công nghiệp hoá nhanh.
– Nê-pan: Dịch vụ (49,2%) và công nghiệp (15,7%) khá phát triển. Nhưng nông nghiệp lại chiếm 35,1% trong cơ cấu kinh tế GDP. Như vậy, Nê-pan là nước đang phát triển.
– Cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc và Nê-pan có sự khác nhau tương đối lớn.
D-E. Hoạt động vận dụng – tìm tòi mở rộng
(Trang 106 KHXH 8 VNEN) Thu thập thông tin và viết một bài thuyết trình (khoảng 10 dòng) về sự hợp tác của một nước (hoặc một tập đoàn của một nước) ở châu Á với Việt Nam (hoặc với các doanh nghiệp Việt Nam) trong một ngành sản xuất công nghiệp (Ví dụ: Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô; hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam với tập đoàn Samsung đến từ Hàn Quốc trong ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử…).
Trả lời:
Samsung là một trong những tập đoàn lớn nhất ở Hàn Quốc đã và đang hợp tác phát triển rất mạnh ở Việt Nam trong ngành công nghiệp sản xuất thiết bị máy móc. Samsung Electronics đã bắt đầu sản xuất điện thoại di động ở Bắc Ninh từ năm 2009, mở đường cho các công ty khác của tập đoàn Samsung xâm nhập vào Việt Nam. Samsung được cho là đang sản xuất một nửa số điện thoại thông minh xuất đi toàn cầu tại 2 nhà máy ở Việt Nam. Theo báo KoreaBusiness, doanh thu của Samsung đạt 65,7 tỷ USD trong 2018 ở Việt Nam. Con số này tương đương 28% GDP cả nước ghi nhận năm ngoái, 280 tỷ USD. Tăng trưởng kinh tế năm qua đạt 7%, là mức cao nhất kể từ 2011 đến nay. Theo giới phân tích, quan hệ Việt Nam và Samsung là cộng sinh cùng có lợi. Doanh thu tại Việt Nam tương đương 30% tổng doanh thu của Samsung trên toàn cầu, biến nước ta trở thành cứ điểm sản xuất lớn nhất của tập đoàn Hàn Quốc. Như vậy có thể thấy rằng tập đoàn Samsung nói riêng và Các công ty Hàn Quốc nói chung đang có quan hệ hợp tác phát triển rất tốt đối với Việt Nam. Việt Nam cũng là một trong những thị trường lớn của các công ty, doanh nghiệp này.