Soạn Khoa học xã hội 8 VNEN Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A. Hoạt động khởi động

(Trang 106 KHXH 8 VNEN) Kể tên một số nước ở khu vực Tây Nam Á và Nam Á. Nêu hiểu biết của em về một trong những quốc gia đó (tự nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế).

Trả lời:

– Kể tên một số nước ở khu vực Tây Nam Á và Nam Á:

+ Một số nước thuộc khu vực Tây Nam Á gồm: I-rắc, I-ran, Ả Rập Xê Út, Ai Cập, Xi-ri, Thổ Nhĩ Kì…

+ Một số nước thuộc khu vực Nam Á gồm: Nê-pan, Pa-kít-stan, Áp-ga-nít-stan, Ấn Độ,…

– Tìm hiểu về Ấn Độ:

+ Ấn Độ là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,33 tỷ người. Ấn Độ tiếp giáp với Ấn Độ Dương ở phía Nam, biển Ả Rập ở phía Tây – Nam và vịnh Ben-gan ở phía Đông – Nam; có biên giới trên bộ với Pa-kít-stan ở phía Tây; với Trung Quốc, Nê-pan, và Bhutan ở phía Đông – Bắc; và Mi-an-ma cùng Bangladesh ở phía Đông. Trên Ấn Độ Dương, Ấn Độ lân cận với Sri Lanka và Maldives; thêm vào đó, Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan và In-đô-nê-xi-a.

+ Nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ 5 thế giới xét theo GDP danh nghĩa (năm 2018), được dự báo trở thành nền kinh tế thứ 4 thế giới vào năm 2021, hiện tại là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới xét theo sức mua tương đương.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Khu vực Tây Nam Á

1. Tìm hiểu về vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên

a) Vị trí địa lí, giới hạn

(Trang 107 KHXH 8 VNEN) Quan sát hình 1 và bảng 1, hãy:

– Kể tên các quốc gia ở Tây Nam Á. Quốc gia nào có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất?

– Xác định vị trí địa lí và giới hạn của khu vực Tây Nam Á:

+ Nằm trong khoảng vĩ độ nào?

+ Tiếp giáp với các vịnh, biển, các khu vực và các châu lục nào?


Trả lời:

– Các quốc gia Tây Nam Á: Các quốc gia Tây Nam Á: Ả -rập Xê-út, Y-ê-men, Ô-man, I-ran, I-rắc, Xi-ri, Cô-oét, Ca-ta, Ba-ranh, Giooc-đa-ni, Pa-let-tin, I-xra-en, Li-băng, Síp, Thổ Nhĩ Kì, Ac-mê-ni-a, Gru-đi-a, A-dec-bai-gian, Áp-ga-ni-xtan. Trong đó, quốc gia có diện tích lớn nhất: A-rập Xê-út, quốc gia có diện tích nhỏ nhất: Ba-ranh.

– Xác định vị trí địa lí và giới hạn của khu vực Tây Nam Á:

+ Nằm trong khoảng vĩ độ: 12oB đến 42oB.

+ Tiếp giáp: Phía Bắc giáp biển Ca-xpi và biển Đen; phía Tây giáp biển Địa Trung Hải và biển Đỏ; phía Tây Nam giáp vịnh Pec-xích và biển A-rap, phía Bắc giáp khu vực Trung Á, phía Đông giáp Nam Á, phía Tây giáp châu Phi qua kênh đào Xuy-ê.

b) Đặc điểm tự nhiên

(Trang 107 KHXH 8 VNEN) Dựa vào kiến thức đã học, quan sát hình 2 và đọc thông tin, hãy hoàn thành bảng sau:



Trả lời:

2. Tìm hiểu về đặc điểm dân cư, chính trị và kinh tế

a) Đặc điểm dân cư, chính trị

(Trang 109 KHXH 8 VNEN) Dựa vào kiến thức đã học, quan sát bảng 1, hình 3 và đọc thông tin, hãy:

– Tính mật độ dân số trung bình của khu vực Tây Nam Á. Dân cư thường tập trung ở những khu vực nào trong khu vực, tại sao?

– Cho biết tôn giáo nào là chủ yếu trong khu vực này?

– Nêu những biểu hiện chứng tỏ tình hình chính trị của khu vực Tây Nam Á đang diễn ra rất phức tạp.

Trả lời:

– Mật độ dân số trung bình của Tây Nam Á là 50,1 người/km2, dân cư thường tập trung ở đồng bằng Lưỡng Hà và ven biển có nước ngọt vì đó là những nơi có điều kiện thuận lợi để sinh sống và phát triển kinh tế.

– Tôn giáo chủ yếu trong khu vực này là Đạo Hồi.

– Những biểu hiện chứng tỏ tình hình chính trị của khu vực Tây Nam Á đang diễn ra rất phức tạp:

+ Khu vực Tây Nam Á có vị trí địa lý nằm trên đường giao thông quốc tế (ngã ba của ba châu lục Á-Âu-Phi) và giáp các biển Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen,… Đây là vị trí chiến lược quan trọng.

+ Hơn nữa, đây lại là khu vực giàu khoáng sản, nhất là dầu mỏ. Lịch sử phức tạp, từng bị thực dân Anh đô hộ hơn 200 năm. Tình hình kinh tế – xã hội bị chi phối bởi nhiều tôn giáo, nhiều dân tộc khác nhau sống cùng trên một lãnh thổ.

b) Đặc điểm kinh tế

(Trang 109 KHXH 8 VNEN) Quan sát hình 4 và đọc thông tin, hãy cho biết:

– Sự thay đổi trong nền kinh tế của các nước Tây Nam Á.

– Trình bày đặc điểm ngành kinh tế “xương sống” của nhiều nước ở Tây Nam Á.

– Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến các châu lục nào trên thế giới.

Trả lời:

– Sự thay đổi trong nền kinh tế của các nước Tây Nam Á và đặc điểm ngành kinh tế “xương sống” của nhiều nước ở Tây Nam Á:

+ Kinh tế chủ yếu ở Tây Nam Á xưa: trồng lúa mỳ, chà là, chăn nuôi du mục dệt, buôn bán.

+ Ngày nay, công nghiệp và thương mại phát triển, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ. Hàng năm các nước khai thác hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu thế giới. Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 – 90% dân số, nhất là ở I-xra-en, Cô-oét. Li-băng.

– Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến các châu lục: Đông Á (Nhật Bản), châu Đại Dương, châu Âu, Bắc Mỹ (Hoa Kì và Canada).

II. Khu vực Nam Á

1. Tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên

a) Vị trí địa lí, giới hạn

(Trang 110 KHXH 8 VNEN) Quan sát hình 5, hãy:

– Kể tên các quốc gia ở khu vực Nam Á. Quốc gia nào có diện tích lớn nhất?

– Xác định vị trí địa lí và giới hạn của khu vực Nam Á:

+ Nằm trong khoảng vĩ độ nào?

+ Tiếp giáp với các vịnh, biển, các khu vực nào?

Trả lời:

– Các quốc gia ở khu vực Nam Á:

+ Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.

+ Trong đó, quốc gia có diện tích lớn nhất là Ấn Độ.

– Vị trí địa lí và giới hạn của khu vực Nam Á:

– Nằm trong khoảng vĩ độ 7oB đến 38o và 60oĐ đến 98oĐ.

– Tiếp giáp: Phía Bắc giáp Trung Quốc và Ca-dăc-xtan. Phía Nam Đông Nam giáp vịnh Ben-gen, phía Tây Nam giáp Biển A-rap.

b) Đặc điểm tự nhiên

(Trang 111 KHXH 8 VNEN)

– Địa hình

Quan sát hình 5 và đọc các ô thông tin, hãy giới thiệu về các miền địa hình chính của khu vực Nam Á từ bắc xuống nam.

– Khí hậu

Dựa vào kiến thức đã học, quan sát hình 6 và đọc thông tin, hãy:

– Cho biết khu vực Nam Á nằm ở trong đới khí hậu nào.

– Hoàn thành bảng theo mẫu sau để thấy sự phân hóa khí hậu của khu vực Nam Á và cho biết nguyên nhân của sự phân hóa đó.

– Sông ngòi và cảnh quan tự nhiên

Quan sát hình 5, 7, hãy kể tên các sông lớn và các kiểu cảnh quan tự nhiên của khu vực Nam Á.



Trả lời:

– Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:

+ Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-Iay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600 km. bề rộng trung hình từ 320 – 400km.

+ Nằm giữa: đồng Hằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A- rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.

+ Phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

– Về khí hậu:

Khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.

– Về sông ngòi và các cảnh quan tự nhiên: Các con sông chính của Nam Á:

+ Sông Ấn: bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chảy hướng Bắc – Nam đổ ra biển A-rap.

+ Sông Hằng: bắt nguồn từ dãy Hi-ma-lay-a chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra vịnh Ben-gan.

+ Sông Bra-ma-pút: bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng đổ ra vịnh Ben-gan.

– Cảnh quan thiên nhiên Nam Á: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

2. Tìm hiểu dân cư – xã hội và đặc điểm kinh tế

a) Dân cư – xã hội

(Trang 113 KHXH 8 VNEN Dựa vào kiến thức đã học, quan sát hình 8 và đọc thông tin, hãy:

– Nhận xét về mật độ dân số của khu vực Nam Á so với khu vực Tây Nam Á.

– Kể tên các tôn giáo chính ở khu vực Nam Á.

– Nêu một số biểu hiện chứng tỏ tình hình chính trị – xã hội của khu vực Nam Á vẫn còn nhiều bất ổn và cho biết nguyên nhân.

Trả lời:

– Mật độ dân số của khu vực Nam Á so với khu vực Tây Nam Á: Khu vực Nam Á có mật độ dân số lớn hơn so với khu vực Tây Nam Á.

– Các tôn giáo chính ở khu vực Nam Á: Ấn Độ giáo. Hồi giáo. Thiên Chúa giáo. Phật giáo.

– Một số biểu hiện chứng tỏ tình hình chính trị – xã hội của khu vực Nam Á vẫn còn nhiều bất ổn và nguyên nhân:

+ Các vụ đánh bom đẫm máu diễn ra liên tiếp ở Afghanistan và Pakistan.

+ Ngoài các lực lượng cực đoan và khủng bố hoạt động lâu năm như Taliban và al-Qaeda, Afghanistan và Pakistan còn trở thành địa bàn hoạt động mới của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

+ Nguyên nhân chủ yếu của những bất ổn này là mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc và tôn giáo.

b) Đặc điểm kinh tế

(Trang 114 KHXH 8 VNEN) Quan sát bảng 2, đọc thông tin, hãy:

– Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó đã phản ánh xu hướng phát triển kinh tế của khu vực Nam Á theo hướng nào?

– Trình bày những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ.

Trả lời:

– Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ:

+ Tăng tỉ trọng ngành dịch vụ (từ 44,5% lên 48%).

+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp (từ 28,4% xuống 25%).

= Tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng có giảm nhẹ và chưa ổn định, nhưng nhìn chung không đáng kể (27,1% xuống 27%).

Có thể nói, sự chuyển dịch trên thể hiện những thành tựu trong sự phát triển kinh tế Ấn Độ nói riêng và nền kinh tế Nam Á nói chung, đã xây dựng được một nền kinh tế tự chủ, nền công nghiệp hiện đại.

– Những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ: Ấn Độ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á: GDP đạt 477 tỉ USD, tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP/người là 460 USD.

– Về công nghiệp:

+ Công nghiệp có nhiều ngành đạt trình độ cao, giá trị sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới.

+ Phát triển nền công nghiệp hiện đại gồm các ngành công nghiệp chính: công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng…và các ngành công nghiệp nhẹ. Nổi tiếng nhất là công nghiệp dệt với hai trung tâm chính là Côn-ca-a và Mum-bai.

+ Phát triển các ngành công nghệ cao, tinh vi, chính xác (điện tử, máy tính…)

– Nông nghiệp không ngừng phá triển, cuộc ‘‘cách mạng xanh’’ và ‘‘cách mạng trắng’’ đã mang lại nhiều thành tựu lớn, giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.

– Dịch vụ phát triển, chiếm 48% trong tổng GDP.

C. Hoạt động luyện tập

1. (Trang 115 KHXH 8 VNEN) Vị trí địa lí khu vực Tây Nam Á có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội?

Trả lời:

– Thuận lợi:

+ Là cầu nối giữa 3 châu lục Á, Âu, Phi.

+ Giao thông đường biển thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa.

+ Có điều kiện giao lưu học hỏi về mặt kinh tế xã hội.

– Khó khăn:

+ Thường xuyên xảy ra tranh chấp, xung đột mâu thuẫn.

+ Điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt.

2. (Trang 115 KHXH 8 VNEN) Hãy chứng minh: Gió mùa Tây Nam là nguyên nhân chính gây mưa cho Ấn Độ.

Trả lời:

– Vùng Nam Á có dãy Hi-ma-lay-a dài 2600km, chạy theo chiều Tây Bắc – Đông Nam chắn gió thổi từ phía Đông xuống nên có khí hậu khô, nóng, không thể gây mưa. Gió Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào Ấn Độ làm Ấn Độ có nhiệt độ mát mẻ hơn và gây mưa.

D-E. Hoạt động vận dụng – tìm tòi mở rộng

1. (Trang 115 KHXH 8 VNEN) Tại sao khu vực Tây Nam Á có vĩ độ tương đương với nước ta nhưng khí hậu lại khô hạn và hình thành nhiều hoang mạc?

Trả lời:

– Khu vực Tây Nam Á chịu nhiều ảnh hưởng bởi các khối khí nhiệt đới khô, nên lượng mưa ít.

– Địa hình theo dạng đồi núi bao quanh, nên lượng hơi nước khó xâm nhập vào bên trong khu vực.

– Nơi đây chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự di chuyển của dòng biển lạnh, ảnh hưởng đến khả năng bốc hơi nước của biển.

* Việt Nam:

– Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới nửa cầu bắc.

– Có dòng biển nóng chảy qua, biển đông mang tính chất nóng ẩm, hơi nước lớn nên lượng mưa nhiều.

– Nước ta có 2 loại gió mùa thổi, nhất là gió mùa hạ, mang đến nhiều hơi ẩm.

2. (Trang 115 KHXH 8 VNEN) Cho biết một số biểu hiện chứng tỏ tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Nam Á.

Trả lời:

– Các công trình tôn giáo là nơi thu hút khách du lịch, đóng góp quan trọng trong thu nhập của Ấn Độ.

3. (Trang 115 KHXH 8 VNEN) Sưu tầm những hình ảnh thể hiện Tây Nam Á là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới.

Trả lời:


 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1148

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống