Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Hoạt động khởi động
(Trang 28 KHXH 8 VNEN) Quan sát các hình ảnh và cho biết hình ảnh đó liên quan đến sự kiện lịch sử nào. Nêu những hiểu biết của em về sự kiện lịch sử đó.
Trả lời:
– Hình 1: Nhà yêu nước Phan Bội Châu, người tổ chức phong trào Đông Du và thành lập Việt Nam Quang Phục Hội.
– Hình 2: Bến Nhà Rồng, ngày 5/6/1911 người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lên tàu Latuso Trevin rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu phong trào Đông Du (1905 – 1909)
(Trang 28 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, hãy:
– Cho biết dựa vào đâu Hội Duy Tân chủ trương bạo động vũ trang để dành độc lập. Nêu mục đích của hội. Em có suy nghĩ gì về chủ trương này.
– Trình bày nét chính về phong trào Đông Du
Trả lời:
– Đầu thế kỷ XX nhiều nhà yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản, trong đó có Phan Bội Châu, ngoài ra, ảnh hưởng từ nước Nhật đồng văn đồng chủng, vừa chiến thắng đế quốc Nga, làm Phan Bội Châu nghĩa rằng Nhật có thể là nơi học tập, làm cách mạng. Ông chủ trương lập ra Hội Duy Tân (1904), mục đích của Hội là lập ra một nước Việt Nam độc lập.
– Suy nghĩ về chủ trương này: Khi thực hiện chủ trương này, các nhà yêu nước đã nghĩ rằng Nhật Bản là nước có nhiều nét tương đồng với nước ta. Tuy nhiên, họ lại quên nghĩ rằng Nhật Bản là một nước đế quốc, về bản chất chẳng khác gì đế quốc Pháp, vì thế nếu ta dựa vào Nhật thì đó là một chủ trương sai lầm.
– Phan Bội Châu phát động phong trào Đông Du đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập, số lượng ngày càng đông, có lúc lên đến 200 người.
+ Các lưu học sinh làm đủ nghề để kiếm sống và học tập.
+ Việc học tập diễn ra thuận lợi, gây được nhiều ảnh hưởng, thu hút nhiều thanh niên Việt Nam mong muốn tham gia.
+ Phong trào Đông Du làm Pháp lo lắng. Năm 1908, Pháp cấu kết với Nhật trục xuất du học sinh Việt Nam. Phong trào tan rã.
2. Tìm hiểu hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục (1907)
(Trang 29 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, hãy:
– Nêu những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục.
– Cho biết ảnh hưởng của Đông Kinh nghĩa thục đến phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta
Trả lời:
– Những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục là:
+ Tháng 3 – 1907, Lương Vãn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành,… mở một trường học tại Hà Nội, lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục.
+ Trường dạy các môn Địa lí, Lịch sử, Khoa học thường thức, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo nhằm tuyên truyền tinh thần yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.
+ Phạm vi hoạt động: Lúc đầu ở nội thành Hà Nội, sau đó mở rộng ra Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh. Hims Yên, Hải Dương, Thái Bình,…
+ Lo ngại trước hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục, tháng 11 – 1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường, bắt giam Lương Văn Can, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoành,…
– Ảnh hưởng của Đông Kinh nghĩa thục đến phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta:
+ Phong trào Đông Kinh nghĩa thục đã trực tiếp nâng cao tinh thần yêu nước của nhân dân, truyền bá một nền tư tưởng, học thuật mới, một nếp sống mới, tiến bộ. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, thức tỉnh đồng bào.
+ Phong trào cũng góp một phần vào phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, hỗ trợ phong trào Đông du, cuộc vận động Duy tân.
3. Tìm hiểu cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống Thuế ở Trung Kì (1908)
(Trang 30 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, hãy trình bày những nét chính cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống Thuế ở Trung Kì (1908)
Trả lời:
– Cuộc vận động Duy tân:
+ Địa bàn hoạt động: Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
+ Người lãnh đạo: Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…
+ Hoạt động chính: Mở trường dạy học theo lối mới, thực hiện các nếp sống mới, văn minh, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến cái mới, vận động và làm theo cái mới, cái tiến bộ.
– Phong trào chống thuế ở Trung Kì( 1908)
+ Nguyên nhân: do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế và ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân.
+ Diễn biến: Phong trào nổ ra rầm rộ ở Quảng Nam sau đó lan ra Quảng Ngãi và mố số tỉnh Trung Kì.
+ Kết quả: Phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, nhiều lãnh tụ bị bắt, Phan Châu Trinh bị bắt và đảy ra Côn Đảo.
4. Khám phá chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến
(Trang 30 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, hãy nêu những thay đổi trong các chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất và giải thích vì sao có sự thay đổi đó.
Trả lời:
* Những thay đổi trong các chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất:
– Về kinh tế: Bắt nông dân Việt Nam phải chuyển sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh như thầu dầu, đậu, lạc… thu hẹp diện tích trồng lúa
– Về xã hội:
+ Bắt nông dân đi lính, trực tiếp ra chiến trường nhằm giảm thiểu thiệt hại cho Pháp.
+ Bắt nhân dân mua công trái để chi phí cho chiến tranh.
* Nguyên nhân là vì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. Nhằm phục vụ cho chiến tranh, thực dân Pháp đã ra sức vơ vét sức người, sức của ở Việt Nam để đổ vào cuộc chiến, khiến cho đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ, mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc.
5. Tìm hiểu hững hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
(Trang 31 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:
– Giải thích vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định đi tìm con đường cứu nước.
– Trình bày trên lược đồ hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành
– Cho biết hướng đi của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó
Trả lời:
– Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:
+ Lòng yêu nước và căm thù giặc Pháp xâm lược.
+ Sự thất bại của các con đường cứu nước cũ.
+ Không đồng tình với con đường cứu nước của các cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ –rê-vin.
– Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành:
+ Giữa năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ở bến Nhà Rồng.
+ Trong 6 năm làm việc trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ –rê-vin, Người đã được đi qua nhiều nước ở Châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.
+ Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở về Pháp để làm việc, học tập và rèn luyện tìm con đường cứu nước.
– Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:
+ Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học – kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”
+ Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
+ Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước – con đường cách mạng vô sản.
C. Hoạt động luyện tập
1. (Trang 32 KHXH 8 VNEN) Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX theo yêu cầu dưới đây:
Phong trào | Mục đích | Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu |
---|---|---|
Trả lời:
Phong trào | Mục đích | Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu |
---|---|---|
Phong trào Đông du (1905-1909) |
Giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ |
Bạo động vũ trang để giành độc lập. Cầu viện Nhật Bản |
Đông Kinh nghĩa thục (1907) |
Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ |
Truyền bá tư tưởng mới, vận động chấn hưng đất nước |
Cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì (1908) |
Nâng cao ý thức tự cường để đi đến giành độc lập |
Mở trường, diễn thuyết, tuyên truyền, đả phá phong tục lạc hậu, bỏ cái cũ, học theo cái mới, cổ động mở mang công thương nghiệp |
Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) |
Chống đi phu, chống sưu thuế |
Từ đấu tranh hòa bình, phong trào dần thiên về xu hướng bạo động |
2. (Trang 32 KHXH 8 VNEN) Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX (mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh)
Trả lời:
– Giống nhau: Đều là những phong trào yêu nước , chống Pháp để dành lại độc lập cho dân tộc với sự tham gia của đông đảo tầng lớp trong xã hội.
– Khác nhau:
Các nội dung chủ yếu |
Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX |
Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX |
Mục đích |
Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến |
Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, kết hợp với cải cách xã hội, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và cộng hòa tư sản |
Thành phần lãnh đạo |
Văn thân, sĩ phu phong kiến yêu nước |
Tầng lớp Nho học trẻ đang trên con đường tư sản hóa |
Hình thức hoạt động |
Vũ trang |
Vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách xã hội, kết hợp lực lượng bên trong và bên ngoài |
Tổ chức |
Theo lề lồi phong kiến |
Biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị sơ khai |
Lực lượng tham gia |
Đông nhưng hạn chế |
Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội |
3. (Trang 32 KHXH 8 VNEN) Trình bày đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914 – 1918?
Trả lời:
– Chủ trương đường lối: từ phạm trù phong kiến chuyển sang phạm trù tư sản (ở mức độ khuynh hướng).
– Lực lượng tham gia: gồm đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vai trò của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
– Hình thức hoạt động: Khởi nghĩa vũ trang, duy tân cải cách.
– Địa bàn: diễn ra lẻ tẻ từ Bắc đến Nam.
– Kết quả: đều lần lượt bị thất bại.
D-E. Hoạt động vận dụng – Tìm tòi sáng tạo
1. (Trang 32 KHXH 8 VNEN) Chủ trương đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập, đào tạo cán bộ trong phong trào Đông Du để lại bài học gì cho việc đưa học sinh, cán bộ đi học tập ở nước ngoài hiện nay?
Trả lời:
– Đây là việc quan trọng, giúp đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
– Chúng ta có thể tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất của nước ngoài.
– Các công nghệ mới được áp dụng.
– Trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất.
2. (Trang 32 KHXH 8 VNEN) Sưu tầm các tài liệu (bài viết, tranh ảnh…) về cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất thành.
Trả lời:
Trong bối cảnh đầu thế kỉ XX, dưới ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến, nhân dân ta chịu nhiều lầm than, cực khổ, bị chà đạp, áp bức, bóc lột tàn bạo, đã có rất nhiều phong trào yêu nước của các văn thân sĩ phu yêu nước nổ ra nhưng tất cả đều thất bại.
Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rất ngưỡng mộ lòng yêu nước dũng cảm, kiên cường của các bậc tiền bối, nhưng với tấm lòng yêu nước sâu sắc, sự trăn trở về vận mệnh dân tộc, bằng sự hiểu biết của bản thân, Nguyễn Tất Thành sớm nhận ra con đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc mà cần thiết phải có con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc; phải ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước độc lập phát triển như thế nào để trở về giúp đồng bào ta, đất nước ta thoát khỏi cảnh áp bức, nô lệ. Nung nấu quyết tâm đi tìm một con đường cứu nước mới, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đến Sài Gòn tìm được một trường kỹ thuật do Pháp quản lý, ở đó thủy thủ Việt Nam được dạy về hàng hải, về giao thông vận chuyển hàng… Trong những ngày đó, anh thường xuyên đến bến cảng Sài Gòn.
Và ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc Latouche Tréville từ cảng Sài Gòn, tự giới thiệu là Văn Ba xin làm phụ bếp, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.