Soạn Khoa học xã hội 8 VNEN Tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A. Hoạt động khởi động

(Trang 45 KHXH 8 VNEN) Quan sát hình 11, cho biết cờ của ASEAN gợi cho em những thông tin gì?

Trả lời:

– Lá cờ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là một trong những biểu trưng chính thức của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Lá cờ có biểu tượng chính thức của tổ chức ASEAN trên nền xanh.

– Lá cờ tượng trưng cho sự hòa bình, bền vững, đoàn kết và năng động của ASEAN. Bốn màu của lá cờ là: xanh, đỏ, trắng và vàng. Màu xanh tượng trưng cho hòa bình và sự ổn định. Màu đỏ thể hiện động lực và can đảm. Màu trắng nói lên sự thuần khiết còn màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng.

– Cờ ASEAN được lấy biểu tượng là thân cây lúa do các nước ở Đông Nam Á chủ yếu là các nước nông nghiệp. 10 thân cây lúa thể hiện ước mơ của các nhà sáng lập ASEAN cho một ASEAN với sự tham dự của 10 nước Đông Nam Á, cùng nhau gắn kết tạo dựng tình bạn và sự đoàn kết. Vòng tròn tượng trưng cho sự thống nhất của 10 quốc gia Đông Nam Á.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

(Trang 46 KHXH 8 VNEN) Quan sát thông tin hình 2, hãy:

– Kể tên các nước thuộc ASEAN và năm gia nhập

– Cho biết mục tiêu của ASEAN đã thay đổi như thế nào qua thời gian.

– Nêu những nguyên tắc hợp tác của ASEAN

Trả lời:

– Các nước ASEAN và năm gia nhập:

+ Năm 1967: Thái Lan, In -đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin thành lập ASEAN.

+ Năm 1984: Bru-nây trở thành thành viên thứ 6.

+ Năm 1995: Việt Nam trở thành thành viên thứ 7.

+ Năm 1997: Lào, Mi-an-ma trở thành thành viên thứ 8 và thứ 9.

+ Năm 1999: Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10.

– Mục tiêu của ASEAN:

+ Trong 25 năm đầu, ASEAN được tổ chức như một khối quân sự.

+ Từ đầu thập niên 90 thế kỉ XX mục tiêu là giữ vững hoà bình, an ninh, ổn định khu vực.

+ Các nước còn lại gia nhập Hiệp hội để xây dựng một cộng đồng hoà hợp, cùng phát triển kinh tế – xã hội…

– Những nguyên tắc hợp tác của ASEAN: Tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện hơn, cùng khẳng định vị trí của mình.

2. Tìm hiểu những vấn đề hợp tác để phát triển kinh tế – xã hội ở ASEAN

(Trang 47 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy cho biết:

– Các nước Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì về tự nhiên, kinh tế, xã hội trong quá trình hợp tác phát triển kinh tế.

– Nêu một số hình thức hợp tác ở ASEAN.

Trả lời:

* Thuận lợi và khó khăn của ASEAN:

– Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí thuận lợi cho các nước hợp tác với nhau.

+ Truyền thống văn hóa, sản xuất, nhân chủng có nhiều nét tương đồng.

+ Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con người dễ hợp tác với nhau.

+ Có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nguồn lao động lớn, tiềm năng.

– Khó khăn:

+ Chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên nền kinh tế ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng.

+ Xung đột sắc tộc, xung đột chủ quyền.

+ Thường xuyên gặp thiên tai, bão lũ…

* Một số hình thức hợp tác ở ASEAN là:

– Xây dựng tam giác tăng trưởng

– Nước phát triển giúp nước chậm phát triển chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề… vào trong sản xuất.

– Tăng cường trao đổi hàng hoá giữa các nước.

– Phát triển giao thông để thận lợi cho hoạt động giao lưu, qua lại

– Hợp tác để khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.

– Thành lập cộng đồng ASEAN…

3. Tìm hiểu Việt Nam trong ASEAN

(Trang 48 KHXH 8 VNEN) Quan sát bảng 1, kết hợp với đọc thông tin, hãy liệt kê những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN theo sơ đồ sau:


Trả lời:

C-D. Hoạt động luyện tập – vận dụng

(Trang 49 KHXH 8 VNEN) Dựa vào bảng 2, hãy nhận xét về GDP/người của các nước ASEAN năm 2013

Trả lời:

– GDP/người giữa các nước ASEAN không đồng đều.

– Nước có GDP/người cao nhất là Xin-ga-po (55182 USD), tiếp theo là Bru- nây (38563 USD), Ma-lai-xi-a (10583 USD).

– Các nước có GDP/người thấp là Cam-pu-chia (1007USD), Lào (1661USD), Việt Nam (1907USD).

E. Hoạt động tìm tòi sáng tạo

(Trang 49 KHXH 8 VNEN) Tìm hiểu những nội dung hợp tác của Cộng đồng kinh tế AEC – một trong ba trụ cột của cộng đồng ASEAN.

Trả lời:

Ngày 22/11/2015: Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập AEC

Mục tiêu

– Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, thông qua:

+ Tự do lưu chuyển hàng hoá

+ Tự do lưu chuyển dịch vụ

+ Tự do lưu chuyển đầu tư

+ Tự do lưu chuyển vốn

+ Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề

– Lĩnh vực hội nhập ưu tiên

Thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp

– Một khu vực kinh tế cạnh tranh, thông qua:

+ Các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh

+ Bảo hộ người tiêu dùng

+ Quyền sở hữu trí tuệ

+ Phát triển cơ sở hạ tầng

+ Thuế quan

+ Thương mại điện tử

Bản chất AEC

Mặc dù được gọi với cái tên “Cộng đồng kinh tế”, AEC thực chất chưa thể được coi là một cộng đồng kinh tế gắn kết như Cộng đồng châu Âu (EC) bởi AEC không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và những điều lệ, quy định có tính chất ràng buộc cao và rõ ràng như EC

AEC thực chất là đích hướng tới của các nước ASEAN thông qua việc hiện thực hóa dần dần 04 mục tiêu kể trên (trong đó chỉ mục tiêu 01 là được thực hiện tương đối toàn diện và đầy đủ thông qua các Hiệp định và thỏa thuận ràng buộc đã ký kết, các mục tiêu còn lại mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng lộ trình, khuôn khổ, thực hiện một số chương trình và sáng kiến khu vực).

AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một Thỏa thuận hay một Hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất. Tham gia vào các mục tiêu của AEC là hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Chương trình, Sáng kiến, Tuyên bố… giữa các nước ASEAN có liên quan tới các mục tiêu này. Những văn bản này có thể bao gồm những cam kết có tính ràng buộc thực thi, cũng có những văn bản mang tính tuyên bố, mục tiêu hướng tới (không bắt buộc) của các nước ASEAN.

Việc hiện thực hóa AEC đã được triển khai trong cả quá trình dài trước đây (thông qua việc thực hiện các cam kết tại các Hiệp định cụ thể về thương mại đã ký kết giữa các nước ASEAN) và sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới (tiếp tục thực hiện theo lộ trình các Hiệp định, Thỏa thuận đã có và các vấn đề mới, nếu có).

Để hiện thực hóa AEC, rất nhiều Hiệp định, Thỏa thuận, Sáng kiến….đã được các thành viên đàm phán, ký kết và thực hiện. Trong đó các Hiệp định quan trọng và đưa thực thi tương đối đầy đủ là:

+ Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA).

+ Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS).

+ Hiệp định về Di chuyển thể nhân trong ASEAN (MNP)

+ Các Thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau về một số lĩnh vực dịch vụ

+ Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA).

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1118

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống